Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Thêm Cách Diệt Cây Lúa Bị Nhiễm Vàng Lá

Thêm Cách Diệt Cây Lúa Bị Nhiễm Vàng Lá
Ngày đăng: 31/07/2013

Hiện nay rầy nâu (RN) đang gây ra dịch hại nguy hiểm nhất trên lúa ở vùng ĐBSCL. Chúng là mối đe dọa thường trực đối với ngành sản xuất lúa gạo trong vùng. Nguyên nhân cơ bản là trên đồng ruộng luôn có thức ăn là cây lúa nên chúng có cơ hội sinh sôi nảy nở và phát triển.

Vụ lúa đông xuân (ĐX, tháng 11- 2) là vụ lúa đầu và quan trọng nhất trong năm. Ở những vùng đất cao ven sông, sau khi thu hoạch lúa ĐX, nông dân đốt rạ sạ ngay vụ xuân hè (XH, tháng 3 - 5). Lúc chưa thu hoạch toàn bộ lúa XH thì đã có những vùng xuống giống vụ lúa hè thu (HT) sớm (tháng 4 - 7). Và khi chưa thu hoạch hết lúa HT thì đã có những vùng gieo sạ lúa thu đông (TĐ, tháng 7 - 10).

Khoảng 7 đến 10 ngày trước khi thu hoạch mỗi trà lúa, RN đã mọc cánh, bò lên ngọn lúa và được gió bốc lên không trung phát tán theo gió. Những trà lúa TĐ thu hoạch muộn và đặc biệt là vùng lúa mùa địa phương tại Việt Nam và Campuchia thường thu hoạch trong tháng giêng, tháng hai, là nguồn rầy di cư chủ yếu đe dọa trà lúa ĐX vừa mới gieo sạ hàng năm.

Có hai cách gây hại chủ yếu của RN. Thứ nhất là vào giai đoạn đòng trỗ, nếu sự cân bằng giữa thiên địch và côn trùng trong ruộng lúa bị phá vỡ, thiên địch yếu thế hơn, sự can thiệp của con người bằng thuốc hóa học không hiệu quả do không phun xịt được tận gốc vì lúa quá dày đặc thì RN có thể phát triển mật số rất cao, có khi lên đến vài ba chục ngàn con/m2 gây ra hiện tượng cháy rầy.

Cách gây hại thứ hai nguy hiểm hơn xảy ra trong vòng 20 ngày đầu sau sạ. Quần thể rầy di trú từ các ruộng sắp thu hoạch, trong đó có một tỷ lệ cao (30 - 70%) số con mang mầm bệnh siêu vi trùng vàng lùn và lùn xoắn lá (VL-LXL). Nếu không gieo sạ tập trung đồng loạt né rầy cho từng vùng lớn thì những con rầy bệnh này sẽ chích hút cây lúa non và truyền bệnh. Triệu chứng cây lúa bị lùn, vàng lá, đẻ nhánh nhiều, có khi lá bị xoắn lại có thể thấy rõ trên ruộng khoảng 30 - 40 ngày sau khi sạ. Ruộng nhiễm nặng dẫn đến thất thu hoàn toàn.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nếu tỷ lệ cây nhiễm bệnh cao thì phải tiêu hủy toàn bộ ruộng lúa. Tuy nhiên ở mức khoảng trên dưới 10% thì được phép duy trì ruộng lúa nhưng phải nhổ tận gốc và chôn vùi sâu xuống sình các cây lúa bệnh. Tuy nhiên vì công lao động ngày càng khan hiếm, chi phí ngày càng cao nên nông dân thường không loại bỏ các cây lúa bệnh bằng biện pháp thủ công. Cây lúa bệnh trong ruộng là một nguy cơ tiềm tàng rất lớn.

Tại Viện Lúa ĐBSCL, chúng tôi vừa mới nghiên cứu thử nghiệm một phương cách đơn giản, rẻ tiền hơn để hy vọng góp phần diệt cây lúa nhiễm bệnh VL-LXL một cách hiệu quả. Một bình phun thuốc cỏ triệt sinh diệt từng cây lúa bệnh mà không ảnh hưởng xấu đến các cây lúa chung quanh đã được thiết kế.

Bình phun có gắn thêm một chụp hình nón rỗng đầu bằng kim loại nhẹ (tôn) có bề dày 0,8 mm, đường kính đáy trên 15 cm, đáy dưới 20 cm và chiều cao 70 cm. Với chiều cao này, một nông dân trung bình không phải khòm lưng khi phun. Cần xách tay ống chụp kết nối với một bình xịt thuốc thông thường, được tắt mở bằng một rờ - le điều khiển bằng một ngón tay trỏ. Chụp từng cây lúa bệnh rồi phun, có khi phải hy sinh một vài cây lúa khỏe bên cạnh.

Nghiệm thức nghiên cứu là các loại thuốc diệt cỏ triệt sinh khác nhau như paraquat (tên thương mại là Gramoxone, Agamaxone, Cỏ cháy, Paraxon…) và glyphosate (tên thương mại là Glyphosan, Carphosate, Mamba, Roundup…). Đặc tính của paraquat là gây chết nhanh nhưng không diệt được tận gốc khi cây lúa càng già. Ngược lại glyphosate thì lưu dẫn mạnh, diệt từ từ và triệt để tận gốc.

Kết quả nghiên cứu tại Viện Lúa ĐBSCL trong vụ HT 2008 cho thấy phun glyphosate đơn thuần với dung dịch có nồng độ 6%o (sáu phần ngàn) quan sát lúc 12 ngày sau khi phun (NSP), tương ứng với 42 ngày sau sạ, thì tỷ lệ tép lúa bị chết là 34,4%. Tỷ lệ tép lúa bị chết ở nghiệm thức dung dịch paraquat đơn thuần ở nồng độ 1%o là 18,9%. Nghiệm thức phun dung dịch hỗn hợp (6 + 1 = 7%o) giữa glyphosate và paraquat, tỷ lệ tép lúa chết là 60,7%. Hỗn hợp giữa glyphosate + paraquat (7%o) và nitrogen dưới dạng urea (23%o) đạt tỷ lệ chết cao nhất là 76,8%. Thật ra lúc 12 NSP, tất cả lá và bẹ lá nhiễm thuốc đều chết khô và khả năng RN còn hút được nhựa các tép lúa có lõi còn xanh là rất thấp. Số tép lúa bị giết chết ở các nghiệm thức tương ứng quan sát lúc 26 NSP là 60,4%; 76,4% và 100%.

Tóm lại phun dung dịch có chứa cả hai hóa chất diệt cỏ glyphosate, paraquat và một ít urea cho hiệu quả tối ưu. Mặt khác, trong khoảng thời gian từ 30 - 40 ngày sau sạ, nếu ruộng được rút nước cạn toàn bộ cho đến khi mặt đất nứt chân chim để giải độc đất, kích thích rễ mọc sâu chống đổ ngã kết hợp với phun diệt cây bị bệnh vào lúc này thì tốt nhất. Trong điều kiện đất ẩm, thuốc cỏ phát huy tác dụng tốt hơn so với đất ngập nước. Cây lúa bệnh VL-LXL vừa nhiễm thuốc diệt cỏ, vừa bị cây lúa khỏe chung quanh chụp sẽ bị chết nhanh hoàn toàn và không còn cơ hội cho RN hút nhựa truyền bệnh đi nơi khác, vụ khác. Cây lúa von hoặc cây lúa cỏ gây hại trên ruộng lúa trồng cũng có thể tiêu diệt bằng biện pháp này.


Có thể bạn quan tâm

Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Lúa Thơm Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Lúa Thơm

Khi bón phân cho lúa thơm, bà con đặc biệt chú ý không bón thừa phân đạm. Nguyên tắc bón theo nhu cầu của cây lúa vào các thời điểm sinh trưởng.

30/08/2013
Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu

Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất lớn, tuy nhiên số nhánh hữu hiệu (nhánh cho bông), chỉ đạt tỷ lệ 20-30%. Những nhánh vô hiệu (nhánh không trổ bông) với số lượng lớn sử dụng nhiều dinh dưỡng làm tăng chi phí phân bón, tăng diện tích lá, tăng độ ẩm không khí trong ruộng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại cho mùa màng.

31/07/2013
Giải Pháp Diệt Lúa Bị Bệnh Vàng Lùn - Lùn Xoắn Lá Đơn Giản, Hiệu Quả Giải Pháp Diệt Lúa Bị Bệnh Vàng Lùn - Lùn Xoắn Lá Đơn Giản, Hiệu Quả

Theo khuyến cáo của ngành chức năng, ở những ruộng bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, nếu tỷ lệ cây nhiễm bệnh cao thì phải tiêu hủy toàn bộ, còn ở mức trên dưới 10% thì được phép duy trì ruộng lúa nhưng phải nhổ tận gốc và chôn sâu xuống bùn. Từ trước đến nay, bà con phải loại bỏ cây lúa bệnh bằng biện pháp thủ công nên rất tốn thời gian, công sức.

01/08/2013
Trừ Mầm Bệnh Hại Cho Thóc Giống Trừ Mầm Bệnh Hại Cho Thóc Giống

Nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh như nấm bệnh von mạ, bệnh khô vằn, đạo ôn, tiêm hạch; vi khuẩn gây bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá lúa… tồn tại trên vỏ trấu hạt giống biểu hiện bằng các đốm, vết màu nâu, đen nhỏ trên hạt thóc.

08/08/2013
Bệnh Cháy Bìa Lá Bệnh Cháy Bìa Lá

Xanthomonas oryzae) Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên

28/10/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.