Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Thay thế kháng sinh cho cá giống bằng lá mật gấu và lá đu đủ

Thay thế kháng sinh cho cá giống bằng lá mật gấu và lá đu đủ
Tác giả: Trị Thủy (Lược dịch)
Ngày đăng: 25/11/2021

Gần đây, các nhà khoa học Nigeria đã đưa ra báo cáo cho thấy các hoạt chất chiết xuất từ hai loại thảo mộc là lá Mật gấu và lá Đu đủ có thể thay thế cho kháng sinh trong việc trị bệnh nhiễm trùng trên cá.

Cây đu đủ và cây mật gấu.

Ngày nay, việc sử dụng các chất chiết xuất từ thảo mộc nhằm thay biện pháp sử dụng kháng sinh trong thủy sản đang được nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các hoạt chất từ thảo mộc không chỉ tạo ra các kháng sinh tự nhiên khi đưa vào cơ thể động vật thủy sản mà còn có tác dụng kích thích khả năng sử dụng thức ăn FCR qua đó giảm chi phí cho người nuôi. Trong nhóm các nhóm nghiên cứu, hai loài thực vật mới được phát hiện và nghiên cứu gần đây là cây Mật gấu (Vernonia amygdalina) và cây Đu đủ (Carica papaya).

Cây mật gấu (cây Lá đắng), tên khoa học là Vernonia amygdalina, có tên trong các bài thuốc Đông y nổi tiếng. Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside tạo nên. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng chống oxy hóa và kháng ung thư).

Các nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều người nuôi tại Châu Phi xây lá Mật gấu thật nhuyễn rồi vắt lấy nước sau đó trộn vào thức ăn của cá rô phi giúp trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn và trị nội ký sinh trùng rất hiệu quả.

Ngoài ra lá mật gấu còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

Đu đủ (Carica papaya) là một cây thuộc Họ Đu đủ, có nguồn gốc từ Trung và Bắc Nam Mỹ. Trong lá, quả và hạt (chủ yếu ở lá) có chứa một chất Acaloit đắng còn gọi là cacpain và chất glocoxit gọi là cacpozit. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa rất cao. Các nghiên cứu sử dụng lá trong thủy sản chưa nhiều, một nghiên cứu trước đây cho thấy chiết xuất lá đu đủ giúp cá biển chống lại tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn.

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chiết xuất từ lá đu đủ (PL) và lá mật gấu (BL) so với việc sử dụng kháng sinh Chloramphenicol (CHRL) đối với tốc độ tăng trưởng, hiệu quả chuyển đổi thức ăn và khả năng kháng bệnh của cá trên phi Clarias gariepinus trong giai đoạn giống chống lại sự nhiễm trùng Aeromonas hydrophila đã được các nhà khoa học Nigeria báo cáo vào đầu năm 2018.

Thay thế kháng sinh cho cá giống bằng lá cây đu đủ và mật gấu

Cá được cho ăn các khẩu phần khác nhau như dưới bảng với 15 con / lần lặp lại; thí nghiệm được thực hiện trong 4 tuần. 

Liều lượng bổ sung lá đu đủ (PL) và mật gấu (BL) cho cá Nghiệm thức
0% Đối chứng
1% BL BL2
2% BL BL3
1% PL PL4
2% PL PL5
15 mg / kg thức ăn CHRL
BL + PL7 (2%) BL + PL7
BL + CHRL8 (2%) BL + CHRL8
BL + PL + CHRL10 (3%)  BL + PL + CHRL10

 

Kết quả cho thấy tốc độ tăng trọng trung bình (MWG) và tỷ lệ tăng trưởng cụ thể (SGR) của cá cao hơn đáng kể khi được bổ sung chiết xuất lá mật gấu và đu đủ. Ngoài ra, lượng tế bào làm nhiệm vụ đóng gói, bạch cầu, hồng cầu, protein số, globulin và albumin cũng nhận thấy cao hơn rõ rệt ở các nhóm cá được cho ăn kết hợp loại thảo thảo mộc trên.

Thí nghiệm gây nhiễm thực tế vi khuẩn A. hydrophila trên cá trê phi giống được thực hiện bằng phương pháp tiêm ở liều 6,33 x 109 CFU / ml và ăn với khẩu phần khác nhau để đánh giá tỷ lệ vong và tỉ lệ sống còn tương đối của chúng (RPS). Kết quả cho thấy rằng khi kết hợp chiết xuất PL và BL ở 2% vào chế độ ăn sẽ tăng cường các chỉ số huyết học, sinh hóa huyết tương và làm cho cá có tính kháng A. hydrophila mạnh mẽ tương đương với việc sử dụng Chloramphenicol. Qua đó có thể thấy rằng hai loài thảo mộc trên mang những hoạt chất thay thế kháng sinh hiệu quả.

Kháng sinh Chloramphenicol đã đưa vào danh sách các loại kháng sinh bị cấm sử dụng tại Việt Nam do những ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng (thiếu máu vô tạo) khi ăn phải những thực phẩm có chứa dư lượng của chúng. Vì thế nghiên cứu trên của các nhà khoa học Nigeria đã cung cấp hai loại nguyên liệu thảo mộc mới giúp chúng ta giải quyết vấn đề trên nhằm phát triển liệu pháp thay thế kháng sinh trong tương lai.


Có thể bạn quan tâm

Các biện pháp tổng hợp phòng chống hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi Các biện pháp tổng hợp phòng chống hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

Với tình trạng nắng nóng và xâm nhập mặn còn kéo dài trong tháng 4 và tháng 5, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn

24/11/2021
Hệ thống cảnh báo sớm và phát hiện mầm bệnh bằng công nghệ Nano Hệ thống cảnh báo sớm và phát hiện mầm bệnh bằng công nghệ Nano

Một số thành công của công nghệ nano được sử dụng để góp phần cải thiện các chiến lược phòng chống và quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

24/11/2021
Diệp hạ châu trong nuôi tôm Diệp hạ châu trong nuôi tôm

Vấn đề kháng kháng sinh đang là quan tâm hàng đầu của người nuôi tôm, để hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm các nhà khoa học

24/11/2021
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.