Thay đổi kiểm soát dư lượng kháng sinh thủy sản xuất khẩu Nhật Bản
Cụ thể, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh kế hoạch kiểm tra các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh đối với các lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm các chỉ tiêu: Chloramphenicol (CAP), Sulfadiazine, Sulfamethoxazole, Furazolidone, Enrofloxacin.
Theo đó, từ ngày 13/9/2016, tần suất lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu Chloramphenicol (CAP) đối với lô hàng tôm và sản phẩm tôm giảm từ 100% xuống 30%. Việc thay đổi tần suất kiểm tra này là do kết quả kiểm tra các lô tôm nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua không phát hiện chỉ tiêu này.
Mặt khác, do thời gian vừa qua cơ quan thẩm quyền Nhật Bản phát hiện một lô tôm có dư lượng Sulfamethoxazole (trong tháng 8/2016) và 1 lô tôm có dư lượng Sulfadiazine (trong tháng 9/2016) nên phía Nhật Bản sẽ tăng tần suất kiểm tra lên 30% đối với chỉ tiêu Sulfamethoxazole (áp dụng từ ngày 2/8/2016); chỉ tiêu Sulfadiazine (từ ngày 9/9/2016) đối với các lô hàng tôm.
Ngoài ra, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản vẫn đang duy trì tần suất kiểm tra 100% các chỉ tiêu: Furazolidone, Enrofloxacin đối với các lô hàng tôm; CAP đối với lô hàng cá bò, mực.
Với những điều chỉnh này, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản phải cập nhật và chủ động kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nêu trên trong chương trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) của cơ sở.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1880/QĐ-TTg ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Thời điểm này bước vào vụ nuôi tôm lần 2 trong năm. Việc cải tạo ao là chuẩn bị cho tôm nuôi có nền đáy ao sạch; chất lượng nước thích hợp và ổn định; ngăn ngừa, hạn chế dịch bệnh xâm nhập và phát triển trong ao nuôi. Vì vậy, cải tạo ao nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường luôn được ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và tập trung chỉ đạo.
Nhằm vực dậy và phát huy tiềm năng sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế, cần đánh giá xác đáng về tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để có cơ chế chính sách thông thoáng cho các doanh nghiệp, cũng là cơ sở để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những quyết sách hợp lý, đúng thời điểm.