Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Thay đổi cách quản lý sản xuất hộ chiếu cho tôm

Thay đổi cách quản lý sản xuất hộ chiếu cho tôm
Ngày đăng: 11/07/2015

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương cho biết, hiện Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, trong đó, tôm đông lạnh chiếm 40% tổng giá trị, với doanh thu mỗi năm khoảng 3 tỷ USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2008, chúng ta đã xuất khẩu được 3,7 tỷ USD tôm đông lạnh và dự kiến cả năm sẽ đạt hơn 4 tỷ USD. Việc xuất khẩu tôm trong thời gian gần đây gặp nhiều rào cản kỹ thuật. “Đường” cho con tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc… ngày càng gặp nhiều quy định ngặt nghèo. Việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa gần như “chuẩn mặc định” cho hầu hết các thị trường này.

Mới đây, Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ - SATI (Bộ KHCN) phối hợp với Trung tâm Công nghệ điện tử và máy tính Thái Lan (NECTEC), Cục Đổi mới quốc gia Thái Lan tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ RFID (nhận dạng bằng tần số vô tuyến) vào quá trình theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm tôm: Kinh nghiệm của Thái Lan và khả năng áp dụng tại Việt Nam”. Tại đây, các chuyên gia Thái Lan đã giới thiệu công nghệ RFID, được ví như tấm “hộ chiếu điện tử” cho tôm đông lạnh mà hiện ở Việt Nam hầu như chưa được áp dụng.

TS Chaichana Mitrpant, Giám đốc chương trình RFID của NECTEC cho biết: Giải pháp gồm hệ thống hoàn chỉnh từ con chíp và thẻ RFID, thiết bị đầu cuối và các thiết bị đọc cùng với những hệ thống phụ khác tạo thành một chuỗi để quản lý tôm. Những con chíp RFID siêu nhỏ sẽ được gắn trên từng giai đoạn của sản phẩm, làm cơ sở tìm được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại bất cứ đâu trong vòng 1 giờ. Theo tính toán, đầu tư trung bình để ứng dụng công nghệ là khoảng dưới 1USD/kg tôm xuất khẩu. Chíp và thẻ có thể tái sử dụng nhiều lần trong nhiều quy trình khác nhau.

TS Chu Ngọc Anh, Cục trưởng SATI cho biết: Trước mắt, SATI sẽ phối hợp với các đối tác để xây dựng tiêu chuẩn, quy định và các thông số đầu vào và đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam và các nước nhập khẩu tôm. Công việc sau đó là lựa chọn những doanh nghiệp thủy sản có nhu cầu và phù hợp với điều kiện đặt ra của hệ thống.

Tags: ho chieu cho tom, ky thuat nuoi tom, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm