Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thất Thu Măng Cụt Chợ Lách

Thất Thu Măng Cụt Chợ Lách
Ngày đăng: 16/05/2012

"Năm nay, khả năng cho trái của cây măng cụt chỉ đạt khoảng 25%, thậm chí có cây chẳng có trái nào. Không những năng suất không đạt mà giá cả cũng rớt. Năm trước, vào vụ, giá măng cụt dao động từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg, còn năm nay, chỉ từ 27 đến 30 ngàn đồng/kg. Cứ đà này, nhà vườn sẽ đốn măng cụt trồng lại chôm chôm thôi…” - anh Lê Văn Vũ - ở ấp An Thạnh, xã Long Thới (Chợ Lách - Bến Tre) tâm sự.

Anh Vũ hiện có gần một mẫu rưỡi (15.000 m2) vườn cây măng cụt. Ấp An Thạnh vừa mới thành lập tổ sản xuất măng cụt theo hướng VietGAP, anh Vũ là tổ trưởng của tổ sản xuất với 32 hộ tham gia, có gần 20 ha. Anh dẫn tôi ra vườn và chỉ vào cây măng cụt 60 năm tuổi, nói: Mấy năm trước, vào vụ, với cây măng cụt này, tôi thu hoạch trên 100 kg, vậy mà năm nay chưa được 1 ký. Cây vẫn tốt mịt đó chứ. Không riêng gì vườn măng cụt của tôi, các vườn măng cụt của tổ viên cũng có cùng “hoàn cảnh”. Vào VietGAP, bà con rất mừng bởi trái măng cụt được bảo hộ, bao tiêu sản phẩm (đại lý Chánh Thu - Chợ Lách thu mua cao hơn từ 15 - 20% so với giá măng cụt của nhà vườn khác). Hai năm vào VietGAP, năm nay, bà con trong tổ của anh Vũ bị thất thu nặng, không có sản phẩm để giao cho đại lý. Tương tự, anh Võ Văn Đẹp ở ấp Phú Hiệp, xã Phú Sơn, có 6.000 m2 đất trồng măng cụt, với hơn 30 năm tuổi. Anh Đẹp cho biết, mùa trước, mỗi cây cho thu hoạch từ 50 - 60 kg. Năm nay, cả vườn nhà gom lại chưa được 60 kg măng cụt.

Trong ba nhà vườn trồng măng cụt mà tôi có dịp đến, hộ bác Lý Như - ở ấp Tây Lộc, xã Vĩnh Thành có một mùa măng cụt trúng đậm nhất. Bác Như hiện có 5.000 m2 đất trồng chuyên măng cụt, với 150 gốc. Cây măng cụt của bác có trái rất đều, mặc dù không sai trái như mọi năm. Bác Như cho biết, sở dĩ măng cụt cho trái đều như thế là do bác xử lý kỹ thuật bằng cách xiết gốc ngay từ tháng 11 âm lịch, cộng với việc vườn của bác thuận lợi về nguồn nước tưới nên cây măng cụt cho trái đều hơn và nhiều hơn các nhà vườn khác trong vùng.

Có hai yếu tố làm cho măng cụt thất thu nặng trong vụ này là thời tiết trong năm và những cơn mưa đầu mùa. Do thời tiết từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch (thời điểm cây măng cụt ra hoa) không thuận lợi (nắng nóng, khô nước) nên cây măng cụt không ra hoa, đậu trái. Theo bác Như, cây măng cụt chịu lạnh, chứ nóng thì không ra hoa. Đồng thời, do những cơn mưa trái vụ và đầu mùa mới đây, khi cây măng cụt có trái non, gặp mưa thì bị hiện tượng chảy mủ trái nên rụng rất nhiều. “Vậy đó, trồng măng cụt thì có năm thất, năm trúng. Năm nào thất thì cũng có vài chục ký, vậy mà năm nay… mất trắng” - anh Vũ tâm sự.

Có thể bạn quan tâm

Nỗ Lực Phát Triển Bền Vững Cây Sơ Ri Gò Công Ở Tiền Giang Nỗ Lực Phát Triển Bền Vững Cây Sơ Ri Gò Công Ở Tiền Giang

Tiền Giang là địa phương có vùng chuyên canh sơ ri lớn với diện tích đất trồng khoảng 300 hecta, tập trung chủ yếu ở vùng đất nhiễm mặn thuộc huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Hơn 3 năm qua, đầu ra cây sơ ri được ổn định, có giá cao, người trồng sơ ri lãi gấp 3 lần trồng lúa.

29/05/2012
Cách Ném Mạ Khi Gieo Mạ Ném Cách Ném Mạ Khi Gieo Mạ Ném

Khi cấy, gốc và rễ mạ bị dúi sâu 3-5 cm trong bùn đất do vậy cây lúa lâu hồi xanh, đẻ nhánh muộn và hay bị bệnh nghẹt rễ làm giảm năng suất, tăng chi phí phân bón, kéo dài thời gian sinh trưởng. Ném mạ trong phương pháp gieo mạ ném bằng khay nhựa khắc phục được những nhược điểm này.

12/07/2012
Phần Lớn Hợp Tác Xã Nuôi Nghêu Ở Ngọc Hiển Tan Rã Ở Cà Mau Phần Lớn Hợp Tác Xã Nuôi Nghêu Ở Ngọc Hiển Tan Rã Ở Cà Mau

Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 17 hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu, thu hút 1300 lao động, hiện có 11 HTX tan rã. Sau gần 2 năm thành lập, mặc dù đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội hóa tốt, nhưng do các HTX ở lĩnh vực này còn chưa tạo được sự liên kết, vẫn thường xuyên tranh giành lợi nhuận và mạnh ai nấy làm dẫn tới không tạo được uy tín, thương hiệu cho nghề nuôi nghêu.

15/05/2012
Tổ Chức Hội Thảo “Nuôi Nghêu Theo Tiêu Chuẩn MSC” Ở Trà Vinh Tổ Chức Hội Thảo “Nuôi Nghêu Theo Tiêu Chuẩn MSC” Ở Trà Vinh

Tiêu chuẩn MSC bao gồm 23 tiêu chí lớn thuộc 3 nguyên tắc cơ bản. Để được chứng nhận MSC, nghề nuôi nghêu phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt như: không khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi; có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế…

16/09/2012
13/07/2012