Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Thảo mộc tác động hệ thống miễn dịch cá ở cấp độ phân tử

Thảo mộc tác động hệ thống miễn dịch cá ở cấp độ phân tử
Tác giả: Trị Thủy (Lược dịch)
Ngày đăng: 28/01/2021

Nghiên cứu này sẽ góp phần hiểu rõ hơn về cơ chế phân tử liên quan đến hoạt động miễn dịch của các dược thảo Trung Quốc đối với cá.

Loài cá mú hoa nâu (Epinephelus fuscoguttatus), là một loài cá quan trọng về mặt kinh tế ở Đông Nam Á nhưng các bệnh nhiễm trùng đã làm thiệt hại lớn cho ngành nuôi cá mú.

Cây huyết rồng Spatholobus suberectus (S), Hoàng bá Phellodendron amurense (P), và Cỏ mực Eclipta prostrata(E) là ba loại dược liệu được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam.

Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng và dược học đã chỉ ra rằng cả 3 loại thảo dược có nhiều chức năng hữu ích, đối với cá dùng cỏ nhọ nồi phòng trị bệnh xuất huyết, viêm ruột đạt kết quả tốt.  Cao tách chiết thảo dược của nhọ nồi có tác dụng với 3 vi khuẩn (V. harveyi, V. alginolyticus và A. hydrophila) (Bùi Quang Tề, 2006). Nhưng rất ít nghiên cứu của chúng trong nuôi cá biển và tác dụng cơ chế phân tử của chúng.

Thí nghiệm

Các thử nghiệm đánh giá trong nghiên cứu này cho thấy sau 14 ngày bổ sung vào chế độ ăn, tất cả các loại thảo mộc này có thể tăng cường khả năng đề kháng của cá mú hoa nâu E. fuscoguttatus đối với vi khuẩn Vibrio harveyi. Tuy nhiên, các thông số miễn dịch không đặc hiệu của các nhóm được bổ sung không khác biệt đáng kể so với nhóm đối chứng.

Để khám phá thêm về cơ chế phân tử điều chỉnh miễn dịch mà thảo dược đã tác động trên cá E. fuscoguttatus, trình tự sao chép và kỹ thuật RNA-Seq đã được áp dụng nghiên cứu trên mẫu thận cá E. fuscoguttatus.

Kết quả

Sử dụng DGE của Solexa / Illumina cho thấy gen 231, 186 và 144 được phát hiện ở nhóm P, E và S khác biệt so với nhóm đối chứng.

GO (Gene Ontology) hay còn gọi là bản thể gen chỉ ra rằng trong P và E, các DEG quy định nồng độ giảm xuống chiếm ưu thế trong hầu hết các GO; trong khi ở S, các DEG được điều chỉnh tăng lại chiếm ưu thế hơn.

Phân tích đường đi KEGG cho thấy DEG giả định trong cả ba nhóm thảo mộc rõ ràng đã được làm giàu trong các con đường liên quan đến các bệnh nhiễm trùng và hệ thống miễn dịch.

Các nhà khoa học cũng xác định được một số gen miễn dịch tương đối và các con đường (ví dụ như TLR5, IL8 và MAPK) liên quan đến các ảnh hưởng điều chỉnh của P, E và S đối với cá E. fuscoguttatus.

Kết luận

Nghiên cứu cho thấy cả ba loại thảo mộc này đều tăng khả năng bảo vệ cá mú hoa nâu chống lại Vibrio harveyi. Nghiên cứu này cũng làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu chuyển hóa của cá mú hoa nâu E. fuscoguttatus và góp phần hiểu rõ hơn về cơ chế phân tử liên quan đến hoạt động miễn dịch của các dược thảo Trung Quốc đối với cá, đồng thời cung cấp thông tin có giá trị về phòng ngừa bệnh trên cá biển bằng các thảo mộc.

Xem báo cáo gốc tại: Sciencedirect


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp quản lý chất thải hữu cơ nuôi tôm trên ao đáy đất Giải pháp quản lý chất thải hữu cơ nuôi tôm trên ao đáy đất

Giới thiệu mô hình cải tiến ao nuôi tôm đáy đất và thiết kế cách đưa chất thải ra ngoài rất đơn giản, không tốn kém và đem lại hiệu quả rất tốt từ thiết kế ao

26/01/2021
Phòng, trị bệnh cho cá nuôi lồng bè Phòng, trị bệnh cho cá nuôi lồng bè

Cá lăng nuôi lồng không bơi lội, trên da xuất hiện những vết nhỏ, vây đuôi rách. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

27/01/2021
Giải pháp nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường Giải pháp nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Dịch chiết thực vật có khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch của cá tra, cá lóc từ các loại cây khổ qua, bình bát, sầu đâu, cỏ mực

27/01/2021
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.