Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Thảo mộc mới tăng cường sức đề kháng cho tôm thẻ

Thảo mộc mới tăng cường sức đề kháng cho tôm thẻ
Tác giả: Trị Thủy (Lược dịch)
Ngày đăng: 25/01/2021

Các nhà khoa học đã đưa ra nhận định cây rễ vàng (R. rosea) khi bổ sung vào thức ăn có tác dụng đáng kể trong việc kích thích hệ hống miễn dịch tự nhiên của tôm và tăng khả năng chống stress cho tôm đối với các yếu tố môi trường.

Rhodiola rosea (thường gọi với tên cây rễ vàng, rễ hoa hồng) là một loài thực vật lâu năm trong họ Crassulaceae. Chúng phát triển tự nhiên ở các vùng Bắc cực hoang dã của Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Trong Đông y, cây rễ vàng được xem là thần dược chữa được rất nhiều bệnh với tác dụng chống oxy hóa như căng thẳng, trầm cảm, tim mạch, tăng cường trí nhớ...

Khoảng 140 hợp chất hóa học nằm trong cây rễ vàng R. rosea.  Rễ cây có chứa phenol, rosavin, rosin, rosarin, axit hữu cơ, terpenoid, axit phenolcarbonic và các dẫn xuất của chúng, flavonoid, anthraquinones, alkaloids, tyrosol và salidroside.

Một thử nghiệm cho ăn 8 tuần tiếp theo là kết hợp một căng thẳng cấp tính của độ mặn thấp và nitrit được thiết kế để kiểm tra ảnh hưởng của Rhodiola rosea đối với tốc độ tăng trưởng, thành phần cơ thể và khả năng chống oxy hóa của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei.

Thí nghiệm

Tôm (3,60 ± 0,03 g) được phân ngẫu nhiên vào 4 nhóm, với 3 lần lặp lại cho mỗi nhóm và 30 con tôm mỗi lần lặp lại. Các nhóm có chế độ ăn như sau: đối chứng và chế độ ăn có chứa dịch chiết từ cây rễ vàng R. rosea (300, 1000 và 3000 mg/kg).

Khả năng chống oxy hóa bao gồm tổng tình trạng chất chống oxy hóa (TAS), hoạt động của superoxide dismutase (SOD), glutathione peroxidase (GSH-Px), catalase (CAT) cũng như biểu hiện gen của GSH-Px và CAT ở gan tụy của tôm được phân tích ở cuối thử nghiệm cho ăn và một lần nữa trong giai đoạn căng thẳng kết hợp.

Kết quả

Kết quả cho thấy hiệu quả đáng kể của việc bổ sung và thời gian bổ sung của R. rosea tác động đến các thông số trạng thái chống oxy hoá của tôm thẻ chân trắng (L. vannamei).

R. rosea (3000 mg/kg) cải thiện đáng kể sức đề kháng của tôm L. vannamei chống lại sự căng thẳng kết hợp của độ mặn thấp và nitrit, được chỉ ra bởi các hoạt động cao hơn của TAS, GSH-Px và CAT (P <0,05), cũng như bởi mức độ phiên mã GPx và CAT cao hơn một cách có ý nghĩa (P <0,05).

Kết luận

Từ các kết quả phân tích trên, các nhà khoa học đã đưa ra nhận định cây rễ vàng (R. rosea) khi bổ sung vào thức ăn có tác dụng đáng kể trong việc kích thích hệ hống miễn dịch tự nhiên của tôm và tăng khả năng chống stress cho tôm đối với các yếu tố môi trường. Và đây được xem là thảo mộc mới tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản.

Báo cáo gốc trên: Onlinelibrary


Có thể bạn quan tâm

Bệnh đỏ chân ở tôm thẻ nuôi nước ngọt Bệnh đỏ chân ở tôm thẻ nuôi nước ngọt

Bệnh chân đỏ là một bệnh truyền nhiễm đặc trưng trên các loài động vật có chân bơi và chân bò, là mối đe dọa đối với ngành nuôi tôm công nghiệp

16/01/2021
Lựa chọn bộ gen kháng virus gây bệnh đốm trắng trên tôm thẻ Lựa chọn bộ gen kháng virus gây bệnh đốm trắng trên tôm thẻ

Khám phá cách thức của sự biến đổi gen tự nhiên trên động vật thủy sản để kháng lại các mầm bệnh do vi rút và phương pháp lựa chọn bộ gen trong việc cải thiện

16/01/2021
Phân tích mô bệnh học bệnh phân trắng Phân tích mô bệnh học bệnh phân trắng

Triệu chứng thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn từ 50-70 ngày tuổi (hoặc 7-12gr) ở tất cả các độ mặn khác nhau.

18/01/2021