Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Thận trọng thả nuôi tôm thẻ

Thận trọng thả nuôi tôm thẻ
Ngày đăng: 12/11/2015

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ tôm xuân hè 2015 dự kiến toàn tỉnh sẽ thả nuôi khoảng 2.000 ha tôm thẻ chân trắng (TTCT), tập trung tại 5 vùng triều ở các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Lâm, TP Cam Ranh và TP Nha Trang.

Chi cục khuyến cáo người nuôi cải tạo ao đìa kỹ lưỡng, chọn con giống chất lượng tốt, thả đúng lịch thời vụ đã ban hành.

Theo đó, TTCT thả giống từ tháng 2 đến hết tháng 9.

Đối với nuôi trong ao đất, nên thả với mật độ trên 60 con P12/15m2, nuôi trong ao lót bạt thả với mật độ trên 60 con P12/15m2.

Tuy nhiên, trước khi thả nuôi cần kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm và theo dõi diễn biến thời tiết và bản tin “Nông hộ cần biết cho NTTS” của Trung tâm KN-KN để nắm về nhiệt độ, bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa.

Nếu thời tiết không thuận lợi cho tôm nuôi thì tạm dừng thả giống.

Sau khi thả phải thông báo cho cơ quan quản lý tại địa phương về thời gian thả nuôi, diện tích; số lượng thả nuôi, phiếu xét nghiệm và giấy kiểm dịch.

Trong quá trình nuôi tuyệt đối không dùng các loại thức ăn, hóa chất và kháng sinh cấm không được ban hành trong danh mục của Bộ NN-PTNT.

Bà Trần Thanh Thuý, Phó Chi cục trưởng Chi cục NTTS Khánh Hòa cho biết, rút kinh nghiệm cho những năm trước việc nuôi tôm xé rào của bà con thường bị thất bại dẫn đến thua lỗ đậm.

Vì vậy, năm nay bà con cần tuân thủ nghiêm ngặt việc thả nuôi.

Hiện các vùng nuôi đã cải tạo xong ao đìa, một số nơi bắt đầu thả giống như xã Ninh Phú, phường Ninh Giang (TX Ninh Hòa).

“Ngoài việc đưa ra khuyến cáo lịch thời vụ, để hạn chế dịch bệnh trên tôm thì chất lượng giống là hết sức quan trọng.

Ngay từ đầu năm chúng tôi đã tổ chức khảo sát các cơ sở cung ứng tôm giống trên địa bàn, chỉ đạo các cấp khuyến cáo người nuôi lựa chọn nơi cung cấp tôm giống có chất lượng, uy tín.

Đồng thời triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh NTTS trên địa bàn, theo dõi chặt chẽ các vùng nuôi và có báo cáo từng tháng để nắm tình hình nuôi trồng.

Nếu gặp bất trắc trong quá trình nuôi như dịch bệnh hay thời tiết chúng tôi sẽ tham mưu chỉ đạo, ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời cho vùng nuôi để người nuôi yên tâm SX”, bà Thúy nói.

Tại khu vực Đá Đen, xã Ninh Ích, TX Ninh Hòa những năm trước, người nuôi luôn thả giống trước tết song thua lỗ vì dịch bệnh.

Năm nay người nuôi đã ý thức và tuân thủ lịch thả nuôi của cơ quan chức năng.

Bà Phan Thị Thi, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích cho biết: “Năm nay người tôm địa phương có ý thức tốt trong việc chỉ đạo lịch thời vụ, không còn cảnh xé rào nuôi như những năm trước.

Vụ 1 năm nay toàn xã sẽ thả 150 ha TTCT, trong đó hơn 50% diện tích thả nuôi theo thâm canh”.

Anh Trần Văn Tuấn, một người nuôi tôm ở thôn Tân Đảo cho biết, gia đình anh có 2 ao với tổng diện tích 4.500 m2.

Đây là vụ chính nên được gia đình anh dồn sức và vốn liếng để ưu tiên thả toàn bộ diện tích.

Vì vậy hơn 1 tháng qua công tác chuẩn bị ao đìa đã được gia đình hoàn tất.

“Bây giờ thời tiết thất thường nuôi tôm trở nên rất khó.

Nếu không tuân thủ lịch thả nuôi và thả giống không có chất lượng thì nguy cơ thất bại là rất lớn”, anh Tuấn chia sẻ.

Người nuôi tôm ở phường Ninh Hà (TX Ninh Hòa) cũng đang cải tạo ao nuôi và đợi ngày thả giống theo quy định.

Ông Nguyễn Minh Nhật, Phó Chủ tịch phường Ninh Hà cho biết, đợt 1 năm nay toàn phường sẽ thả 470 ha, trong đó 420 ha TTCT.

Tuy nhiên việc thả giống tại địa phương không đồng loạt, mà tùy theo điều kiện từng vùng có điệu kiện sẽ được thả trước.

Theo đó, vùng nuôi ở sông Đình, Công Xi, Bến Cũ sẽ thả giống từ cuối tháng 2 đầu tháng 3/2015; vùng Cống 2, Bến Giá, Hòn Hoãi thả từ ngày 8/3; vùng Cồn Hà Liên, Lò Vôi thả cuối tháng 3/2015.

Ông Lê Văn Sỹ, phụ trách NTTS ở khu vực Hà Liêm cho biết: “Chúng tôi đã thống báo lịch thời vụ đến người nuôi cũng như khuyến cáo chọn con giống chất lượng, hạn chế sử dụng hóa chất, thả mật độ vừa phải, từ 30 – 50 con/m2.

Khi tôm nuôi có triệu chứng khác thường hoặc kiểm tra thấy tôm chết phải báo ngay Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh NTTS ở phường để có biện pháp xử lý. Nhìn chung bà con đã tuân thủ nghiêm ngặt”.

Tôm hùm “chết yểu”

Theo nhiều người nuôi tôm ở TX Sông Cầu (Phú Yên), hiện giá tôm hùm thương phẩm giảm xuống chỉ còn 1,4 triệu đồng/kg, giảm 500.000 đ/kg so với thời điểm trước Tết Ất Mùi.

Nguyên nhân do nhiều lồng bè có tôm nuôi khoảng 10 tháng tuổi, trọng lượng 0,2 – 0,3 kg/con chết rải rác, người dân bán rẻ kéo theo giá tôm thương phẩm giảm theo.

Thời gian nuôi tôm hùm khoảng 18 tháng thu hoạch, trọng lượng tôm đạt từ 1,2 – 1,5 kg/con, sau khi trừ chi phí mỗi lồng nuôi lãi 20 triệu đồng, thế nhưng trình trạng tôm nuôi chết có dấu hiệu gia tăng, bà con rất lo ngại.


Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng tỏi trong điều trị bệnh trên tôm biển Ứng dụng tỏi trong điều trị bệnh trên tôm biển

Tỏi đã được chứng minh hữu ích cho việc điều trị virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và các sinh vật đơn bào ở người.

07/08/2015
Cách nào để tôm “sạch”? Cách nào để tôm “sạch”?

Sản phẩm tôm cũng đứng trước những thách thức, trước tiên là yêu cầu nâng cao chất lượng, đáp ứng quy tắc xuất xứ trong đó, tôm phải đảm bảo không hóa chất

07/08/2015
Tìm hiểu về tảo lam trong nuôi trồng thủy sản Tìm hiểu về tảo lam trong nuôi trồng thủy sản

Khuẩn lam hay còn gọi là tảo lam, rất hay gặp trong ao nuôi thủy sản, nó có tác hại không nhỏ đến sự phát triển động vật thủy sản. Hiện nay việc hạn chế sự phát triển của tảo lam là không đơn giản, vì thế bà con cần phải có biện pháp hạn chế sự phát triển của tảo lam.

07/08/2015
Tác dụng của thuốc trong nuôi trồng thủy sản Tác dụng của thuốc trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản việc sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong quá trình nuôi thâm canh càng cao thì việc sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh càng nhiều. Hiện nay, tính vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung hay trong các mặt hàng thủy sản nói riêng ngày càng được chú trọng.

07/08/2015
Nỗi ám ảnh kháng sinh trong tôm Nỗi ám ảnh kháng sinh trong tôm

Để xảy ra dịch bệnh tràn lan, phải sử dụng kháng sinh bừa bãi, hậu quả sản phẩm tôm nhiễm dư lượng kháng sinh, lỗi trực tiếp nằm ở các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ?

07/08/2015