Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Nguyên: Nông Dân Đổ Xô Trồng Hồ Tiêu

Tây Nguyên: Nông Dân Đổ Xô Trồng Hồ Tiêu
Ngày đăng: 24/04/2012

Những năm gần đây, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng. Đến nay, diện tích hồ tiêu của Tây Nguyên đã tăng lên trên 15.300ha, trong đó có 70% diện tích đã đưa vào khai thác, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Dăk Lăk, Gia Lai và Dăk Nông.

Tại tỉnh Dăk Lăk, theo thống kê chưa đầy đủ, diện tích hồ tiêu đến nay đã tăng lên khoảng 6.000ha. Hiện nay, tại nhiều địa phương trong tỉnh Dăk Lăk, người dân đang ra sức chặt bỏ những diện tích càphê già cỗi để thay thế bằng cây hồ tiêu. Tại tỉnh Gia Lai, hiện đã có trên 5.000ha hồ tiêu đang cho thu hoạch, diện tích trồng mới hồ tiêu từ đầu năm 2011 đến nay không dưới 1.000ha, tập trung tại các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Dăk Đoa, Chư Prông. Trong niên vụ hồ tiêu vừa qua, nhiều hộ gia đình thu lãi lớn, có gia đình lãi từ 1,5 – 2 tỉ đồng, điển hình như gia đình ông Nguyễn Quyết Chiến, ông Lê Ngọc Tài (xã Ia Pia, huyện Chư Prông), ông Nguyễn Đình Phú (xã Chư Pơng huyện Chư Sê).

Tuy nhiên, không phải ai trồng hồ tiêu cũng thu lãi cao. Hai năm qua, không ít diện tích hồ tiêu ở Tây Nguyên bị thiệt hại nghiêm trọng do sâu bệnh. Nhiều vườn tiêu đang xanh tốt bỗng bị khô gốc, thối rễ chết hàng loạt, khiến không ít gia đình lâm vào cảnh trắng tay như gia đình ông Nguyễn Hồng Sơn, Trần Văn Thơ ở xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo, tỉnh Dăk Lăk) có hơn 2.400 trụ tiêu trong thời kỳ thu hoạch bị chết; gia đình ông Nguyễn Đức Thắng, bà Nguyễn Thị Tuyết ở xã Chư Don, huyện Chư Pưh (Gia Lai), có gần 8.000 gốc tiêu bị bệnh chết và hàng trăm hộ dân khác trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cũng đang cùng chung cảnh ngộ.

Ông Nguyễn Văn Sinh, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Dăk Lăk, cho biết hiện nay, tình trạng người dân đổ xô trồng hồ tiêu làm phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng của địa phương, giảm độ phì trong đất, lây nhiễm mầm sâu bệnh cho các cây trồng khác. Hơn nữa, khi sản lượng hồ tiêu tăng, “cung vượt cầu”, giá thu mua hồ tiêu giảm, người trồng tiêu sẽ gánh chịu thiệt hại. Do đó, ông Sinh đề nghị bà con phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư cây hồ tiêu, tránh chạy theo phong trào mà quên đi những loại cây trồng khác.


Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi với hương vị gió mùa Ngành chăn nuôi với hương vị gió mùa

Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.

01/07/2015
Chăn nuôi ổn định nhờ kiểm soát dịch bệnh Chăn nuôi ổn định nhờ kiểm soát dịch bệnh

Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.

01/07/2015
Nuôi dúi dễ kỹ thuật, khó đầu ra Nuôi dúi dễ kỹ thuật, khó đầu ra

Những năm gần đây, người dân ở các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) bắt đầu thực hiện mô hình nuôi dúi. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, vật nuôi này tỏ ra dễ thích nghi, phát triển tốt nhưng người nuôi lại gặp khó khăn trong việc tìm được thị trường đầu ra ổn định.

01/07/2015
Thoát nghèo nhờ nuôi tằm Thoát nghèo nhờ nuôi tằm

Nhờ chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, nên những năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng, ở thôn Gia Lành, xã Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng), đã thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, bình quân gia đình bà Lưỡng có thu nhập lên đến 200 triệu đồng/năm.

01/07/2015
Gia cầm nhập lậu bắt đầu tăng nhiệt Gia cầm nhập lậu bắt đầu tăng nhiệt

Theo các lực lượng chống buôn lậu, tình hình buôn lậu, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm trái phép qua địa bàn giảm so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, và đến thời điểm này buôn lậu gia cầm có chiều hướng “tăng nhiệt”.

01/07/2015