Tây Nguyên Ngừng Khai Thác Hàng Nghìn Ha Cao Su Vì Lỗ
Với mức giá hiện nay, trung bình mỗi tấn cao su xuất khẩu, các doanh nghiệp lỗ 5 - 7 triệu đồng.
Cao su - một trong những nông sản chủ lực ở khu vực Tây Nguyên đang gặp rất nhiều khó khăn, một phần do giá mủ xuống thấp, một phần do việc xuất khẩu sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều vườn cao su liên kết và cao su tiểu điền, nông dân đã ngừng cạo mủ vì tiền bán sản phẩm thấp hơn chi phí.
Theo các công ty cao su ở Tây Nguyên, giá cao su xuất khẩu hiện chỉ còn khoảng 36 triệu đồng đến 41 triệu đồng/1 tấn mủ sơ chế. Còn với thị trường trong nước, nông dân chỉ bán được cao su mủ tươi với giá 7.500 đến 8.000 đồng/1kg.
Với mức giá hiện nay, trung bình mỗi tấn cao su xuất khẩu, các doanh nghiệp lỗ 5 - 7 triệu đồng, còn nông dân, thu nhập từ tiền bán mủ cao su đang không đủ bù chi phí công khai thác nên nhiều nông hộ đã ngừng cạo.
Riêng tại Công ty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk, đã có gần 4.000 ha của các hộ liên kết, đang ngừng cạo mủ hoặc cạo mủ cầm chừng, khiến sản lượng toàn công ty năm nay có thể sụt giảm hơn 3.000 tấn.
Bà Lê Thị Bích Thảo, Trưởng phòng hành chính công ty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk cho biết, diện tích cao su liên kết của công ty hiện có hơn 4.000 ha được phân chia cho các hộ, mỗi hộ thì vài ha, có hộ vài sào. Tuy nhiên hiện nay bà con không khai thác vì có khai thác cũng không đủ bù chi phí. Những hộ lớn có vài chục ha trở lên khai thác với mức độ cầm chừng lấy chi phí duy trì vườn cây.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nông dân xã Phước An (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã phát triển tốt nghề chăn nuôi bò vỗ béo. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, hoạt động chăn nuôi ngày càng hiệu quả, đem lại thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người dân.
Những năm qua, phong trào nuôi ong lấy mật ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã phát triển mạnh mẽ. Tận dụng thế mạnh của địa phương là có nhiều đồi rừng, các hộ dân đã tích cực chăm sóc và nhân rộng đàn ong. Hiện nay, việc nuôi ong lấy mật thực sự trở thành một trong những nghề cho thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ còn làm giàu từ nghề này.
Với phần lớn diện tích đất tự nhiên là vùng gò đồi, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, trong đó có thế mạnh về nuôi gà đồi.
Nửa đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường NK tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá XK giảm và đồng USD tăng giá.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên vừa lấy mẫu nước nuôi trồng thủy sản tại 16 điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm, xác định mức độ ô nhiễm tại các vùng nuôi.