Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Chẽm (Lates Calcarifer) Ở Hậu Giang
Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.
Đến dự có Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Hải chủ nhiệm đề tài và Ông Đinh Minh Trường Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hậu Giang. Tại đây Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Hải đã trình bày về kỹ thuật ương nuôi cá chẽm cho bà con nông dân và đặt vấn đề vì sao phải nuôi cá chẽm và lợi ích từ việc nuôi cá chẽm… Sau buổi tập huấn người dân được đi tham quan mô hình nuôi thực tế tại hộ ông Võ Văn Sang (Bảy Sang) tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh.
Kết quả sau buổi tập huấn, tham quan mô hình thức tế và thảo luận của người dân với Trường Đại Học, Chi cục Thủy sản, người dân rất phấn khởi về đối tượng này. Ông Bảy Sang cho biết việc nuôi cá chẽm tương đối dễ, sau 8 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 0,3 - 0,5 kg/con.
Từ kết quả bước đầu của Đề tài là tiền đề để nghiên cứu và phát triển nhân rộng đối tượng nuôi tiềm năng nước lợ (cá Chẽm) trên địa bàn xã Hỏa Tiến nói riêng, và các vùng bị nhiễm mặn (ngoài khu vực đê bao ngăn mặn) trên địa bàn tỉnh nói chung, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, hạn chế rủi ro trong sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.
Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...
Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.