Tập Cho Lợn Con Ăn Sớm

Thường mỗi năm lợn nái có thể sinh sản 2 lứa. Muốn đạt được hiệu quả này, phải thực hiện biện pháp cai sữa cho lợn con sớm, sau 40-50 ngày tuổi. Cai sữa muộn, lợn con lớn không đều, ảnh hưởng đến thời gian sinh sản lứa sau của lợn mẹ. Lợn mẹ sau khi đẻ, sữa tiết ra tăng dần và cao nhất là tuần thứ 3 (sau đẻ 14-21 ngày). Sang tuần thứ 4 trở đi sữa giảm dần, ngược lại lợn con đã tăng trọng gấp 3-4 lần, nên đòi hỏi dinh dưỡng càng nhiều. Vì vậy, sau tuần thứ 3, lợn con chỉ bú sữa mẹ không thì chưa đủ lượng và chất nên phát triển chậm lại, lợn mẹ bị con bú nhiều thể trọng giảm sút.
Vì vậy, từ sau 21 ngày nên tập cho lợn con ăn. Thức ăn của lợn con cần đủ chất bột, chất đạm, sinh tố và vi lượng. Chủ yếu vẫn là bột gạo, bột ngô, cám, bột sắn, cá nhạt, đậu tương rang, bã rượu... Những ngày đầu tập cho ăn phải dùng que quấn bông hoặc vải bôi cháo loãng có đường vào vú mẹ để lợn con bú thì mút luôn, sau đó có thể ngăn lợn nái riêng để cho con tập ăn. Cũng có thể cho lợn nhỏ đã biết ăn ở máng để lợn con bắt chước. Những dụng cụ tập cho lợn ăn phải sạch sẽ, thức ăn không để ôi thiu sẽ làm cho lợn con bị ỉa chảy. Chỉ tập 3-4 ngày, lợn con đã biết ăn ở máng, tập cho lợn con tách mẹ và chỉ nên tách ban ngày. Ngày đầu nên tách từ 7 giờ sáng đến 10 giờ trưa, ngày thứ 2 tách lâu thêm nửa tiếng hoặc hơn tuỳ theo thời gian tập cai sữa. Nếu tập cho ăn trong 20 ngày, mỗi ngày tách thêm nửa giờ. Ngày cai sữa cuối cùng cũng chỉ nên tách mẹ từ khoảng 7 giờ đến 17-18 giờ. Trước ngày cai sữa hoàn toàn chỉ cho lợn mẹ, lợn con ăn nửa suất. Đến ngày tách con cai sữa, cho lợn con ăn từ từ, không cho ăn no. Sau khi cai sữa, tách con ra nuôi tiếp đến 60-90 ngày tuổi. Lúc này, lợn con lớn nhanh, ngày tách con cho lợn mẹ nhịn ăn 24 giờ để lợn mẹ ngừng tiết sữa.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi heo với số lượng ít, công chăm sóc không nhiều, nhưng nếu heo nuôi theo hướng công nghiệp với đàn heo đông đảo thì phải có số đông người thạo việc mới đảm trách nổi.

Heo con vừa lọt lòng mẹ đa số rất khờ khạo, nhưng chúng cũng khôn lanh rất nhanh. Trong thời gian đầu nếu chúng được chăm sóc và nuôi dưỡng cẩn thận heo con sẽ mau lớn và tránh được nhiều bệnh tật

Nuôi heo là nghề truyền thống có từ lâu đời của nước ta nên việc sinh sản của heo ra sao chắc nhiều người cũng biết đến. Nhưng những phương pháp mới về việc nuôi dưỡng heo nọc, heo nái, nhất là heo con ngày nay có phần mới mẻ hơn thời xưa: mới đây là sự tiến bộ có tính khoa học đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới, mà nghề nuôi heo của họ vượt tiến đến mức công nghiệp hóa trên thế kỷ nay

Mầm bệnh có nhiều trong phân, ruột non. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống. Khi lợn mắc bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Kém bú, nôn ra sữa (lợn tiêu chảy nặng). Lợn gầy, thích nằm trồng lên nhau, đặc biệt thích nằm trên bụng mẹ.

Bệnh cầu trùng heo do ký sinh trùng Isospora suis, thuộc nhóm protozoa nội bào gây ra, bệnh xảy ra cho heo mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở heo con theo mẹ, tập trung ở heo dưới 2 tuần tuổi. Bệnh khá phổ biến ở những nơi nuôi heo với mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém.