Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Tăng năng suất và sản lượng lợn nái sinh sản

Tăng năng suất và sản lượng lợn nái sinh sản
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 30/12/2015

1. Chế độ ăn: tác động đến sự béo hay gầy yếu ở lợn nuôi, ảnh hưởng đến lớn đến sức sinh sản và năng suất nuôi.

Nếu nuôi lợn quá béo, mỡ sẽ bao quanh nhiều ở xung quanh buồng nên khả năng co thắt tử cung và cơ bụng yếu, gây sự khó đẻ, tỷ lệ sót nhau cao.

Vì vậy chăm sóc lợn với chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển sẽ tránh được hiện tượng trên:

+ Thời kỳ sau phối 84 ngày: cho ăn 1,8 - 2 kg thức ăn/ngày/con;

+ Thời kỳ sau 85 - 110 ngày: 2,7 kg/ngày/con;

+ Thời kỳ từ 108 ngày - lúc sinh: 1,5 kg/ngày/con.

Đồng thời bổ sung thêm vào khẩu phần ăn lượng chất xơ như vỏ đỗ, bã mì, vỏ trấu nghiền, rơm xay nhuyễn, bã mía…

Tăng lượng thức ăn cho lợn trước khi phối giống khoảng 2 - 3 tuần, nhằm tăng tỷ lệ rụng trứng và giảm khẩu phần ăn của lợn sau khi phối giống 1 tháng, nhằm nâng cao năng suất sinh sản.

Thời kỳ mang thai lợn nái tăng gấp 3 lần năng lượng duy trì nhưng thời kỳ nuôi con tính ăn của nó lại giảm.

Ở thời kỳ này cần chú ý: nuôi lợn đảm bảo trọng lượng và tích luỹ mỡ đạt theo yêu cầu chuẩn (độ dầy mỡ lưng đạt 12mm ở thời kỳ sau cai sữa), đặc biệt không nên cho lợn ăn một loại thức ăn trong suốt giai đoạn.

Giai đoạn nuôi con: giai đoạn này lợn mẹ giảm ăn rất nhiều so với thời kỳ mang thai, do đó dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng để nuôi con.

Vì vậy cần cho lợn mẹ ăn tự do và cho ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Sau 28 ngày nuôi con, trọng lượng lợn mẹ giảm còn 9 - 10 kg thì đảm bảo năng suất sinh sản của lợn nái qua các lứa.

2. Bệnh:

Bệnh ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lợn nái sinh sản, một số bệnh và biện pháp phòng trừ bà con cần lưu ý:

+ Bệnh viêm tử cung: những heo bị bệnh này nếu tuyển chọn cho lứa đẻ tiếp theo thì sữa sẽ rất ít, khả năng đậu thai thấp, sẽ xuất hiện hiện tượng khô thai.

Cần loại thải những heo viêm tử cung đặc biệt viêm mũ sau điều trị.

Phòng ngừa bệnh bằng cách thụt rửa tử cung cho lợn sau khi đẻ: sử dụng Iodine hoặc kháng sinh, biện pháp tốt nhất là đặt kháng sinh Tetracyline ngày 1 lần trong vòng 3 ngày liên tục.

+ Bệnh viêm vú: gây cho lợn nái nuôi con mất sữa, gây tiêu chảy cho lợn con.

Điều trị bằng cách chích kháng sinh, có thể sử dụng dung dịch chích Norfloxacine.

+ Bệnh táo bón: hiện tượng táo bón thường xảy ra ở cuối thời kỳ mang thai của lợn, do thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn.

Đặc biệt, khi bị táo bón khả năng phát sinh bệnh viêm tử cung, viêm vú, kém sữa tăng cao, làm giảm năng suất sinh sản của lợn nuôi.

Vì vậy trong thời kỳ lợn nái mang thai cần cho ăn bổ sung thêm chất xơ.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên tắc phòng bệnh trong chăn nuôi heo Nguyên tắc phòng bệnh trong chăn nuôi heo

Nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy muốn hạn chế được bệnh tật, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Người chăn nuôi cần lưu ý những việc sau:

29/12/2015
Kĩ thuật nuôi heo thịt hướng nạc Kĩ thuật nuôi heo thịt hướng nạc

Hướng dẫn kĩ thuật nuôi heo thịt hướng nạc hiệu quả được áp dụng tại nhiều hộ chăn nuôi

30/12/2015
Một số thao tác chăm sóc heo con Một số thao tác chăm sóc heo con

Trong chăn nuôi heo ở nông hộ, việc chăm sóc heo con sơ sinh và heo con theo mẹ là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tỉ lệ chết trên heo sơ sinh, gia tăng hiệu quả chăn nuôi. Một số thao tác cần chú ý trong việc chăm sóc heo sơ sinh, như:

30/12/2015