Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư nhờ bón phân N-P-K-Si

Tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư nhờ bón phân N-P-K-Si
Tác giả: Đông Hoàng
Ngày đăng: 01/12/2016

Năm 2016, Hội Nông dân (ND) tỉnh Hà Giang phối hợp với Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức thực hiện mô hình trình diễn sử dụng phân bón N-P-K-Si trên trong thâm canh lạc và lúa. Đánh giá chung cho thấy cả năng suất và chất lượng lúa, lạc đều tăng so với mô hình đối chứng.

Mô hình trình diễn với diện tích lúa 4.500m2 và lạc 4.500m2, là cơ sở để bà con ND, các cấp Hội ND địa phương đánh giá, đối chứng khẳng định chất lượng cũng như tác dụng của phân bón N-P-K-Si-bộ sản phẩm chuyên bón lót, bón thúc cho cây trồng.

Trong ảnh: Hội viên, ND dự hội nghị thăm quan, tập huấn đầu bờ tại mô hình trình diễn thâm canh lạc thực hiện tại xã.  Ảnh: Đ.H 

Trong các năm tới, Hội ND tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức việc cung ứng phân bón đảm bảo chất lượng theo hình thức trả chậm cho hội viên, ND trên địa bàn tỉnh”. Ông Nguyễn Văn Tự 

Qua tổng kết, đánh giá, mô hình trình diễn trồng giống lạc L14 sử dụng phân bón N-P-K-Si thực hiện tại thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) cho thấy, lạc tăng thêm 1 nhánh/cây; tăng thêm 1 củ/cây, số hạt chắc tăng thêm 2 hạt/cây so với ruộng đối chứng.

Nhờ ND tham gia mô hình tiếp thu và áp dụng tốt kỹ thuật thâm canh cũng như kỹ thuật bón phân N-P-K-Si do Hội ND và Công ty Tiến Nông tổ chức nên cây lạc sinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tỷ lệ sâu bệnh giảm, hạt chắc mẩy, nhiều hạt hơn. Năng suất lạc tăng thêm 11kg/sào so với ruộng lạc đối chứng. Theo đó, chi phí đầu tư tại ruộng lạc trình diễn thấp hơn 47.000 đồng/sào do giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, góp phần đưa hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng lạc đối chứng ngoài mô hình là 267.000 đồng/sào.

Qua đánh giá, tổng kết, đối với mô hình trình diễn sử dụng phân bón N-P-K-Si trên lúa lúa thực hiện tại xã Phương Độ (TP.Hà Giang) cho thấy, cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh khỏe một cách tập trung, thời kỳ đứng lá có màu xanh sáng đặc trưng, không có biểu hiện thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng; tình hình sâu bệnh được hạn chế... Cùng sử dụng giống Thiên ưu 8, cùng chân đất, nhưng lúa tại ruộng trình diễn tăng thêm 0,7 bông/khóm; tăng 3 hạt chắc/bông so với ruộng đối chứng. Năng suất lúa tại ruộng trình diễn tăng thêm 40kg/sào, chi phí đầu tư thấp hơn 20.000 đồng/sào. Theo đó, hiệu quả kinh tế tại ruộng lúa trình diễn cao hơn 220.000 đồng/sào so với ruộng đối chứng.

Ông Nguyễn Văn Tự - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Giang cho biết, qua thực hiện mô hình trình diễn, Hội ND và Công ty Tiến Nông không chỉ giới thiệu, khẳng định với hội viên, ND về bộ sản phẩm phân bón đảm bảo chất lượng mà còn giúp hàng trăm hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật thâm canh lạc, lúa; kỹ thuật sử dụng đúng cách phân bón.


Có thể bạn quan tâm

Trồng tiêu hữu cơ - cây ít bệnh, thu nhập cao Trồng tiêu hữu cơ - cây ít bệnh, thu nhập cao

Liên kết để sản xuất sạch theo tiêu chuẩn quốc tế đang là xu hướng của các hộ dân trồng cà phê ở xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’lấp (Đăk Nông)

30/11/2016
4 năm nữa, mới có 20% gạo Việt được mang thương hiệu “gạo Việt Nam” 4 năm nữa, mới có 20% gạo Việt được mang thương hiệu “gạo Việt Nam”

Trung bình mỗi năm nước ta sản xuất ra tới 45 triệu tấn thóc (tương đương 27-28 triệu tấn gạo), trong đó có 6-8 triệu tấn dành cho xuất khẩu

30/11/2016
Xây dựng NTM: Phương châm 6 chữ “dân” Xây dựng NTM: Phương châm 6 chữ “dân”

Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập” là hết sức cần thiết

30/11/2016