Tân Phú (Đồng Nai) hình thành nhiều vùng chuyên canh rau sạch
Đặc biệt, huyện đã hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất tập trung cho cây lúa, cây bắp, cây rau...
Phần lớn các diện tích đều áp dụng khoa học - kỹ thuật, giống mới vào sản xuất. Tân Phú đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây bắp, rau màu cho lợi nhuận cao hơn.
Trong đó, đã hình thành được một số vùng chuyên canh cây rau ở các xã: Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Xuân... có tổng diện tích gieo trồng khoảng 1,2 ngàn hécta.
Riêng vụ hè - thu đã gieo trồng trên 300 hécta. Các vùng chuyên canh này đã tiếp cận quy trình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP, một số diện tích đã ứng dụng trồng rau trong nhà lưới, lắp hệ thống tưới nước bán tự động.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất đã và đang giúp nhiều hộ nông dân ở vùng rau huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng vươn lên làm giàu. Gia đình nông dân Bùi Văn Cung (thôn Hải Dương, xã Lạc Lâm) là một điển hình…
Những năm gần đây, rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại hầu hết các vùng trồng sắn trong tỉnh. Để trang bị cho nông dân kiến thức phòng trừ loại sâu hại này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta Việt Nam tổ chức mô hình khảo nghiệm biện pháp phòng trừ rệp sáp bột hồng tại hai huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân.
Theo các hộ trồng rau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gần đây, giá rau luôn ở mức cao, bình quân đạt 10.000 đồng/kg rau ăn lá, tăng 20% - 30% so với mùa khô. Mặc dù giá rau tăng cao nhưng diện tích trồng lại giảm mạnh.