Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Sử dụng phụ phẩm khí sinh học góp phần làm giảm các loại bệnh cho cá

Sử dụng phụ phẩm khí sinh học góp phần làm giảm các loại bệnh cho cá
Ngày đăng: 30/05/2015

Chính các thủy sinh vật trong ao lại là nguồn thức ăn tại chỗ và bổ dưỡng cho cá. Vì phụ phẩm KSH có nhiều chất dinh dưỡng hòa tan, dễ tiêu… nên các loại thủy sinh vật tăng sinh rất nhanh, gấp từ 7 - 20 lần so với đối chứng. Dùng phụ phẩm KSH để nuôi cá là biện pháp tốt trong việc bảo quản oxy hòa tan trong ao, khắc phục được tình trạng làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao của cách bón phân tươi trực tiếp. Chính vì vậy đã làm giảm hiện tượng cá “nổi đầu” do nghèo oxy hòa tan trong ao so với bón trực tiếp phân tươi.

Phụ phẩm KSH được coi là một loại phân sạch, vì qua quá trình lên men sinh học trong bể phân giải, các mầm bệnh đã bị tiêu diệt. Chính vì vậy, sử dụng phụ phẩm KSH cho cá đã góp phần làm giảm các loại bệnh cho cá, nhất là các bệnh ở mang, da của cá. Khi sử dụng phụ phẩm KSH cho ao cá đã dễ dàng tạo màu nâu xám cho các ao nên tăng khả năng hấp thụ nhiệt của ao và pH của nước ao dễ ổn định ở mức trung tính (pH = 7), tạo điều kiện thuận lợi để cá phát triển. Một lợi ích rất đáng kể khác, đó là tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trên những diện tích ao được bón phụ phẩm KSH so với ao bón phân tươi hoặc không được bón phụ phẩm KSH.

Cách sử dụng: Để sử dụng phụ phẩm làm thức ăn bổ sung cho ao cá, nước xả KSH nên phun trải đều trên mặt ao với mức 0,5 - 0,6 kg/m2, mặt ao, tức 180 - 200 kg cho 1 sào ao (tương đương 5.000 - 6.000 kg/ha) và cứ 3 ngày phun 1 lần. Bã cặn thì rắc đều trên mặt nước với mức 0,3 - 0,4 kg/m2 (tương đương 3.000 - 4.000 kg/ha). Ao nuôi cá bằng phụ phẩm KSH phải là ao có mực nước sâu từ 1,5 - 2,5 m, nhưng để có nước quanh năm phải đào sâu tới 2 - 3 m, diện tích ao phải phù hợp với lượng gia súc, gia cầm mà chủ hộ nuôi để lấy phân nạp vào thiết bị KSH. 

Trung bình cần khoảng 30 - 35 đầu lợn, có khối lượng trung bình 60 kg/con và phân của chúng được xử lý qua thiết bị KSH có thể tích 12 m3 thì diện tích mặt ao là 1.000 m2 là phù hợp. Bên cạnh việc điều chỉnh lượng phụ phẩm KSH sao cho hợp lý, còn cần quan sát lượng dưỡng khí (oxy) trong ao. Nếu thấy hiện tượng cá nổi đầu nhiều và quá lâu thì cần tăng lượng oxy cho ao bằng cách sục khí, thay nước. Mật độ thả trong ao để nuôi là 5 con/m2, cũng có thể thả tới 7 con/m2 nếu ao nuôi rộng trên 1.000 m2 và đảm bảo nước sâu thường xuyên từ 2 - 3 m và đầy đủ thức ăn.

Một số lưu ý: Đối với ao sản xuất cá giống, trước khi nuôi cá nên cải tạo bằng cách nạo vét bùn; sửa sang bờ ao; bón vôi (100 kg vôi/1.000 m2 ao); phơi khô ao ít nhất 1 tuần; duy trì độ sâu của ao từ 1,5 - 2 m.

Nếu đào ao mới thì phải đào sâu 2 - 3 m. Xử lý nước thải bằng nước xả KSH đến khi nước có màu trong mới thả cá bột. Mật độ thả cá giống nên từ 3 - 5 con/m2 mặt ao.

Đối với cá thịt, trước khi nuôi cần nạo vét, phơi khô và bón vôi xử lý ao. Diện tích ao nuôi tối thiểu 400 m2 trở lên thì hiệu quả cao hơn. Có thể kết hợp cho cá ăn dặm thêm tấm, cám, bột ngô…

 Vào tháng 7, tháng 8, người ta thường bổ sung vào khẩu phần của cá nuôi một lượng nhỏ tỏi đã nghiền nhỏ (khoảng 100 gr tỏi nghiền/1 sào ao; 1 tuần cho ăn 1 lần) để phòng bệnh trên da, trên mang của cá và cá lớn nhanh hơn.

Tags: benh ca, nuoi ca, thuy san


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cua biển quảng canh Nuôi cua biển quảng canh

Ven biển ĐBSCL, cua biển là đối tượng thủy sản thích nghi trong môi trường sinh thái tự nhiên, tăng trưởng tốt ở vùng đất lung trũng, phèn chua...

03/04/2015
Kỹ thuật nuôi cua đồng trên ruộng Kỹ thuật nuôi cua đồng trên ruộng

Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân. Ở nước ta cua đồng thường gặp ở vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối, nước lợ nhạt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.

04/04/2015
Kỹ thuật sản xuất cua giống phần 3 Kỹ thuật sản xuất cua giống phần 3

Công việc ương nuôi ấu trùng Zoea 1 thành cua bột 1 là công đoạn quan trọng và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật sinh học chặt chẽ. Có thể ương nuôi ấu trùng thành cua bột trong ao đất, trong bể xi măng

08/07/2015
Kỹ thuật nuôi cua đồng trên ruộng Kỹ thuật nuôi cua đồng trên ruộng

Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân. Ở nước ta cua đồng thường gặp ở vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối, nước lợ nhạt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.

09/07/2015
Nuôi cua biển trong thùng nhựa Nuôi cua biển trong thùng nhựa

Tận dụng những cái thùng nâng giàn quạt nước trong vuông tôm công nghiệp, anh Nguyễn Văn Nguyên (ở Bến Tre) đã cải tiến thành thùng nuôi cua biển. Năm 2009, anh nuôi thử nghiệm 700 thùng cua biển, đạt hiệu quả rất khả quan, thu lợi nhuận gần 50 triệu đồng.

09/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.