Sử dụng lá chùm ngây trong nuôi tôm
Cây chùm ngây được nhiều người biết đến là loại cây có dược tính cao. Do đó, chùm ngây có tiềm năng sử dụng như một chất kích thích miễn dịch ở tôm. Các nghiên cứu trên động vật thủy sản đã cho thấy khi bổ sung chiết xuất từ lá chùm ngây vào chế độ ăn có thể cải thiện sự tăng trưởng, sinh lý và điều chỉnh chức năng các gen liên quan đến miễn dịch.
Chất kích thích miễn dịch
Đứng trước những thách thức trong việc tìm giải pháp thay thế kháng sinh trong NTTS thì lựa chọn các loại thảo dược là giải pháp an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao. Chất bổ sung tự nhiên vào thức ăn bao gồm: hormone, kháng sinh, chất điện giải và probiotics… những chất này có vai trò quan trọng, giúp giải quyết sự thiếu hụt về mặt dinh dưỡng trong chế độ ăn, có lợi cho tăng trưởng của động vật thủy sản nuôi (Abdelhadi YM et al., 2010; Abdel HE, Mohamed KA, 2008). Việc bổ sung vào thức ăn những thảo dược giúp bổ trợ cho các hoạt động của các chức năng sinh lý khác nhau. Bên cạnh đó, thảo dược với nhiều ưu điểm như rẻ, dễ chuẩn bị, hiệu quả phòng bệnh cao do dễ hấp thu, ít tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh và không ảnh hưởng đến môi trường cũng như không nguy hiểm đến đối tượng nuôi.
Cây chùm ngây được nhiều người biết đến là loại cây có dược tính cao. Do đó, chùm ngây có tiềm năng sử dụng như một chất kích thích miễn dịch ở tôm. Các nghiên cứu trên động vật thủy sản đã cho thấy khi bổ sung chiết xuất từ lá chùm ngây vào chế độ ăn có thể cải thiện sự tăng trưởng, sinh lý và điều chỉnh chức năng các gen liên quan đến miễn dịch.
Mới đây, một thử nghiệm đươc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chiết xuất lá chùm ngây lên tăng trưởng và khả năng miễn dịch trên TTCT. Thử nghiệm gồm các nghiệm thức: đối chứng (không bổ sung) và các nghiệm thức bổ sung chiết xuất lá chùm ngây với liều lượng lần lượt là 1,25 g; 2,5 g và 5 g cho mỗi kg thức ăn.
Kết quả
Tổng tế bào máu (THC) cao là điều cần thiết cho hệ thống miễn dịch của tôm. Tất cả nhóm bổ sung chùm ngây đã cho thấy hiệu quả trong việc tăng THC của TTCT. Vì THC có liên quan đến sức đề kháng của tôm chống lại Vibrio, do đó chiết xuất chùm ngây có tác dụng nâng cao sức đề của tôm chống lại bệnh do vi khuẩn gây ra.
Vibrio được tiêm sau khi tôm bổ sung chùm ngây trong 1, 2, 4, 7 và 14 ngày. Kết quả cho thấy bổ sung chiết xuất từ chùm ngây trong 2 – 14 ngày đã làm tăng tỷ lệ sống của tôm sau khi nhiễm V.alginolyticus. Tỷ lệ sống cao hơn ở nồng độ 2,5 g trong 4 và 7 ngày, tiếp theo là nồng độ 5 g trong 7 ngày so với nhóm chứng.
Về tốc độ tăng trưởng, nghiên cứu hiện tại cho thấy nồng độ 2,5 g/kg chiết xuất nước chùm ngây đã cải thiện tăng trưởng và tăng khả năng sử dụng thức ăn ở TTCT. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác báo cáo rằng bổ sung chiết xuất từ lá chùm ngây với liều lượng 1 g/kg đã tác động tích cực đến năng suất tăng trưởng. Ngoài ra, tôm càng xanh được bổ sung chiết xuất từ chùm ngây ở mức 2,5 – 5 g cho thấy năng suất tăng trưởng tốt hơn so với đối chứng.
Kết luận, nghiên cứu này cho thấy phản ứng miễn dịch tích cực và các biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch tăng lên tùy theo nồng độ chùm ngây trong chế độ ăn và thời gian cho ăn. Bổ sung chùm ngây ở mức 2,5 g/kg là liều phù hợp nhất để cải thiện các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu và hiệu suất tăng trưởng ở TTCT.
Có thể bạn quan tâm
Sử dụng ống nhựa HDPE làm lồng nuôi cá chẽm theo công nghệ Na Uy đầu tiên được thực hiện ở Bố Trạch (Quảng Bình) đã có hiệu quả cao
Hiện nay, do lợi nhuận mang lại rất cao từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng nên diện tích nuôi ngày một mở rộng, mật độ nuôi, trình độ nuôi cũng nâng cao.
Vỏ tôm, chất chiết xuất từ thực vật và nhựa tái chế đã giúp các nhà nghiên cứu của Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdulla (KAUST) chế tạo một loại màng