Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Sử dụng hỗn hợp probiotic sẽ hiệu quả hơn đơn lẻ

Sử dụng hỗn hợp probiotic sẽ hiệu quả hơn đơn lẻ
Tác giả: Như Huỳnh (lược dịch)
Ngày đăng: 09/04/2020

Bài viết giới thiệu tác dụng đồng hiệp lực khi bổ sung hỗn hợp chế phẩm sinh học có hiệu quả tốt hơn trong việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng so với chế phẩm sinh học đơn lẻ.

Probiotic có tác dụng tăng cường miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng

Sử dụng probiotic để tăng cường miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng

Năm 2019 là năm đầy thách thức với nghề nuôi tôm, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, con tôm phải đối mặt với tình hình dịch bệnh kéo dài, diễn biến ngày càng phức tạp. Điển hình là WSSV (virus hội chứng đốm trắng), AHPND (bệnh hoại tử gan cấp tính) và bệnh vi bào tử trùng (EHP) nhiều bệnh chưa có giải pháp chữa trị dứt diểm, chính vì vậy, công tác phòng bệnh là hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản đang là vấn đề cấp thiết được các cơ quan chức năng cũng như người tiêu dùng quan tâm. Bởi, không chỉ gây hại đến môi trường nuôi, chất lượng các con nuôi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó các chiến lược mới thay thế là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của động vật thủy sản và kiểm soát mầm bệnh. 

Probiotic là sự thay thế đầy hứa hẹn để cải thiện sức đề kháng với bệnh và kích thích sự tăng trưởng của tôm nuôi

Nghiên cứu ứng dụng hỗn hợp probiotic lên tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu bổ sung hỗn hợp men vi Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 và bổ sung đơn lẻ từng loại vi sinh trong vòng 56 ngày và theo dõi tốc độ tăng trưởng. Sau đó tất cả các nghiệm thức được cảm nhiễm với vi khuẩn V. alginolyticus và theo dõi tỉ lệ chết trong vòng 14 ngày.

- Nghiệm thức 1: đối chứng không bổ sung chế phẩm vi sinh

- Nghiệm thức 2: hỗn hợp Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 với nồng độ 107  cfu/ kg thức ăn

- Nghiệm thức 3: Nghiệm thức 2: hỗn hợp Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 với nồng độ 108  cfu/ kg thức ăn

- Nghiệm thức 4: Nghiệm thức 2: hỗn hợp Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

- Nghiệm thức 5: Lactobacillus pentosus BD6 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

- Nghiệm thức 6: Bacillus subtilis E20 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

- Nghiệm thức 7: Lac. fermentum LW2 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

- Nghiệm thức 8: Saccharomyces cerevisiae P13  với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn=

Kết quả

Sau 56 ngày, tốc độ tăng trưởng của nghiệm thức 2 bổ sung hỗn hợp vi sinh ở mức 108  cfu/ kg thức ăn  và nghiệm thức 5 (BD6) và 6 (E20) ở 109 cfu/ kg thức ăn cải thiện đáng kể sự tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của tôm, trong khi các nghiệm thức còn lại không ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng của tôm.

Không có sự khác biệt đáng kể trong thành phần thân thịt trong nhóm đối chứng và phương pháp điều trị khác. Sau 56 ngày kể từ khi cho ăn, tôm ăn thức ăn có chứa các hỗn hợp probiotic với nồng độ 107 ~109  cfu/ kg thức ăn  và 109  cfu/ kg thức ăn của men vi sinh đơn (trừ S. cerevisiae P13)  đã sống sót cao hơn sau khi tiêm vi khuẩn V. alginolyticus so với nhóm đối chứng.

Khả năng kháng bệnh tốt hơn của tôm trong các nhóm được cho ăn hỗn hợp men vi sinh có thể là do tăng hoạt động phenoloxidase, hoạt động  hô hấp và hoạt động lysozyme và gia tăng khả năng đại thực bào khi tiếp xúc với vi khuẩn V. alginolyticus.

Kết quả từ nghiên cứu thấy được bổ sung hỗn hợp vi sinh có hiệu quả tốt hơn trong việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm so với chế phẩm sinh học đơn lẻ. Do đó, cần nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học chứa vi sinh Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 và khuyến cáo sử dụng với nồng độ 108  cfu/ kg thức ăn  để kích thích tăng trưởng, tăng cường sức đề kháng chống chọi lại mầm bệnh.

Theo Yu-Chu Wang, Shao-Yang Hu, Chiu-Shia Chiu, Chun-Hung Liu.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi thủy sản Kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi thủy sản

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển quá mức của các loài tảo trong ao nuôi thủy sản. Sau đây là một số nguyên nhân và giải pháp xử lý

08/04/2020
Trí tuệ nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản Trí tuệ nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản

AI mang lại cho người nông dân chính là sự tiện ích và hiệu quả sản xuất, bước đầu có thể đây là những điều lạ lẫm và tốn nhiều chi phí

08/04/2020
Kích thích miễn dịch trên cá bò bằng cam thảo Kích thích miễn dịch trên cá bò bằng cam thảo

Cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) là một loài thực vật có hoa bản địa châu Á. Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình nên có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phổi

08/04/2020