Sử Dụng Bẫy Nhử Pheramon Phòng Trừ Ruồi Vàng Đục Quả Thanh Long
Ruồi đục quả là đối tượng dịch hại đối với nhiều loại cây ăn trái như: xoài, sa bu chê, táo, nhãn, ổi, thanh long… Để hạn chế loại bệnh trên, năm 2009, tại thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Trạm BVTV huyện HTB (Bình Thuận) thực hiện mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi đục quả thanh long với diện tích 15 ha, có 15 hộ tham gia đã thu được kết quả.
Thôn Đại Lộc có 150 ha thanh long đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Gap. Năm 2009, Trạm bảo vệ thực vật huyện chọn 15 hộ có diện tích thanh long liền thửa với diện tích 15 ha thực hiện mô hình sử dụng bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi vàng. Gia đình ông Nguyễn Văn Bảy cùng các con có diện tích thanh long liền thửa trên 3 ha với hơn 3.000 trụ thanh long đã cho trái số diện tích này được Trạm bảo vệ thực vật chọn thực hiện mô hình, hỗ trợ 60 bẫy nhử Pheramon.
Ông mua thêm 15 bẫy, trung bình mỗi ha thanh long đặt 25 bẫy nhử Pheramon. Phương pháp thực hiện, sử dụng chế phẩm Flykil 95EC, với liều lượng: 1 - 2ml/bẫy, thuốc được tẩm vào miếng bông gòn treo trong bẫy, thời gian thay thuốc 2 tuần một lần. Chất Pheramon có mùi dẫn dụ con ruồi đực, khi ruồi tiếp xúc sẽ bị tiêu diệt và cứ tiếp tục thực hiện như vậy ruồi đực sẽ không còn nữa, ruồi cái không sinh sản được khi thiếu ruồi đực. Sau gần một năm thực hiện, mật độ ruồi vào bẫy cũng như mức độ gây hại ở vườn thanh long của gia đình ông Bảy giảm đáng kể.
Về lâu dài, để không còn ruồi vàng gây hại cần có sự tham gia của tất cả nông dân trong cùng địa phương. Không riêng người sản xuất thanh long mà kể cả trên các loại cây ăn quả khác đều phải áp dụng mô hình này.
Ông Nguyễn Văn Bảy nói thêm: áp dụng bẫy nhử Pheramon, ruồi vàng ở cách xa khoảng 3 km cũng có thể bắt mùi và bay đến. Tuy nhiên, để diệt triệt để ruồi vàng cần có sự tham gia của cả cộng đồng sản xuất các loại cây ăn quả. Do đó, các ngành chức năng cần quảng bá, tuyên truyền rộng rãi trong nông dân.
Mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi vàng đục quả sẽ giúp nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhiệm vụ xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc đặc trị loại bệnh đốm nâu trên thanh long. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã có những kinh nghiệm khá hay và hiệu quả trong quá trình phòng chống bệnh...
Báo Bình Thuận số ra ngày 26/6/2015 có bài phản ánh về hiện tượng vườn thanh long nhà ông Trương Công Hiệu, thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc có 1.200 trụ thanh long bị chết.
Tưới nhỏ giọt (còn gọi là tưới tiết kiệm) là phương pháp tưới hiện đại, có thể vừa tưới nước, bón phân; vừa tưới thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Bệnh thán thư phát triển mạnh ở điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ không khí cao, gây hại nặng ở giai đoạn ra hoa, quả sắp thu hoạch và sau thu hoạch.
Cây thanh long đang được trồng phổ biến ở các tỉnh phía nam và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu.