Sau Tết giá tôm cá tăng gấp 3, dân ngày đêm đi thả lưới lồng
Với thời tiết nắng ấm, sáng nay (13.2, mùng 6 Tết Bính Thân), hàng trăm người dân sống dọc sông Tam Kỳ, Quảng Nam bắt đầu hành nghề thả lưới lồng bắt tôm, cá cầu “lộc” đầu năm…
Thả lưới lồng trên sông Tam Kỳ bắt tôm, cá để cầu “lộc” đầu năm.
Dòng sông Tam Kỳ vào mùa này nước cạn, chảy rất êm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân hành nghề thả lưới lồng.
Chiếc lưới lồng cấu tạo rất đơn giản, kích thước mắt lưới rất nhỏ (từ 10 - 17mm), tại bộ phận tập trung cá (còn gọi là đụt cá), mắt lưới chỉ từ 5 - 15mm.
Mỗi chiếc lưới lồng dài 5m, được đan nối nhau như chiếc bẫy, khi tôm, cá chui vào sẽ không có đường ra.
Mỗi lần thả lưới, người dân sẽ nối hàng chục lồng hay vài chục lồng lại với nhau tạo thành một lồng liên kết dài hàng trăm mét nối đuôi nhau dọc bờ sông.
Ông Trần Phu (sống dọc sông Tam Kỳ) cho biết, do mấy hôm nay nước sông cạn, chảy êm nên người dân làm nghề lưới lồng tranh thủ đi thả bắt tôm, cá.
Công việc thả lưới lồng rất đơn giản, một người vừa chèo ghe vừa thả lưới lồng.
Thời điểm chọn thả lưới lồng tùy thuộc vào con nước cạn hay nước thủy triều lên xuống.
Sáng thả thì chiều kéo, chiều thả thì sáng sớm ngày hôm sau kéo.
“Những ngày Tết người dân trong vùng nghỉ không ai thả lưới lồng nên giá tôm, cá tăng gấp 3 lần ngày thường.
Hiện 1kg tôm đất giá bán ra khoảng 300.000 đồng.
Tranh thủ tôm, cá có giá nên những ngày này, người dân nơi đây đi thả cả ngày lẫn đêm.
Bình quân mỗi lần thả thu được gần 1kg tôm đất kèm cá các loại…” - ông Phu nói.
Có thể bạn quan tâm
Những trái chuối Laba chín vàng, dẻo, thơm thoang thoảng, màu trắng sữa ửng hồng phớt, không có hậu chua… Chuối Laba bán ở siêu thị phải xưng hô với “chuối gà ăn” là “hạ thần”.
Giờ đây, những mảnh đất bạc màu, khô cằn ở buôn Phôk, xã Yan Tao (huyện Lăk, Đăk Lăk) đã được phủ xanh bởi hàng chục ha ca cao. Cũng nhờ ca cao, hàng chục hộ đồng bào dân tộc M’nông trong buôn đã thoát nghèo, trở nên khấm khá.
Với tài sản gần 1.000 gốc táo sinh trưởng mạnh mẽ trên mảnh đất ven dòng sông Cầu, ông Nhân có thu nhập, trở thành một trong những “vua làm vườn” của Thái Nguyên.