Sau mưa lũ, hơn 60 tấn cá lồng mất trắng
Đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại cho một số địa phương tại Thanh Hóa.
Hơn 60 tấn cá lồng của người dân các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc được nuôi trên sông Mã đã bị chết trắng.
Còn tại huyện Cẩm Thủy, theo báo cáo nhanh của UBND huyện, đến thời điểm này, chỉ tính riêng thiệt hại về cá lồng nuôi trên sông Mã của 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, có 283 lồng cá bị chết trắng, với số lượng 41,5 tấn.
Ao, hồ nuôi trồng thủy sản bị tràn mất 7 ha, với số lượng 7 tấn cá.
Ước tính thiệt hại gần 5 tỷ đồng.
Tại huyện Bá Thước, số lượng cá lồng của bà con ở 11 xã, thị trấn được nuôi trên sông Mã cũng bị chết đồng loạt tới 646 lồng, với số lượng 6,46 tấn cá.
Bên cạnh đó, cá nuôi của người dân trong các ao, hồ cũng bị mất trắng hơn hơn 2 ha.
Ước tính thiệt hại ban đầu hơn 7,2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, cho biết: “Vào thời điểm xuất hiện tình trạng cá lồng chết hàng loạt (trưa 14.8), chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị liên quan lấy mẫu nước sông, mẫu cá chết để gửi đi tỉnh xét nghiệm, tìm nguyên nhân gây cá chết.
Hiện nay, nguyên nhân cá lồng chết hàng loạt khi lũ tràn về, thì huyện cũng đang chờ kết quả phân tích mẫu nước từ cơ quan chức năng”.
Theo thống kê của UBND Cẩm Thủy, có 41,5 tấn cá lồng của người dân chết trắng
Về vấn đề người dân nghi ngờ một số nhà máy thủy điện trên sông Mã xả bùn, đất xuống sông khi lũ tràn về dẫn đến hiện tượng cá lồng chết hàng loạt, ông Vũ Đình Hảo - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bá Thước, khẳng định: Về khách quan, yếu tố đầu tiên là do thiên tai gây ra tình trang cá chết.
Còn đối với các nhà máy thủy điện, thì cũng không ai mong muốn điều này xảy ra.
“Vì vậy, chưa có cơ sở chính xác để nói rằng nguyên nhân cá chết hàng loạt là do ai gây ra.
Tất cả, đang phải chờ kết quả giám định mẫu nước, mẫu bùn trong mang cá từ cơ quan chức năng.
Còn hiện tại, chúng tôi đang cử cán bộ xuống các địa phương rà soát, thống kê thật cụ thể những thiệt hại của người dân để báo cáo về tỉnh và đề nghị có chính sách hỗ trợ theo Nghị định 167 của Chính phủ cho bà con”, ông Hảo nói.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2016 được dự kiến tiếp tục là năm thắng lợi của ngành tôm Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD (lớn hơn gạo). Với tầm quan trọng của ngành tôm, hôm nay 15.8, tại Bình Thuận, Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị quản lý tôm giống nước lợ với sự tham dự của đại diện cả 28 tỉnh, thành ven biển nước ta..
Dự án Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững - công bằng tại Việt Nam (SusV) vừa được triển khai tại ba tỉnh có thế mạnh về nuôi tôm là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
Phong trào nuôi cá lóc từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân Long An, mà nhất là ở các huyện Đồng Tháp Mười.