Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Sâu Đục Thân Bướm 2 Chấm

Sâu Đục Thân Bướm 2 Chấm
Ngày đăng: 29/10/2013

(Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker)Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera


Đặc điểm hình thái:

- Trứng hình đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen.


- Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip

.- Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.


- Con trưởng thành:+ Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.
+ Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:


Vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 54-66 ngày. Nhiệt độ từ 19-25oC có:+ Thời gian trứng: 8-13 ngày.
+ Thời gian sâu non: 36-39 ngày.+ Thời gian nhộng: 12-16 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.

Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày ẩn nấp, bị khua động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.


Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.Sâu đục thân bướm hai chấm thường phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa xuân muộn và mùa chính vụ. Các tỉnh Miền Nam và Miền Trung gây hại ở tất cả các vụ lúa, còn các tỉnh Miền Bắc thi những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thì thường phát sinh nặng. Sâu phân bố khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới.


Phòng trừ bằng cách:

● Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài.
● Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng.● Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt bắt bướm…
● Diệt trừ bằng thuốc hoá học lưu dẫn và nội hấp trừ sâu như: Padan 95SP, Gegent 800WP...


Có thể bạn quan tâm

Phòng trừ ốc bươu vàng Phòng trừ ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng chủ yếu sống trong nước ngọt, vùng đất phèn có độ pH nhỏ hơn 4 hay nước mặn có độ mặn trên 5 phần ngàn ốc không sống được.

18/07/2019
Một số kinh nghiệm chăm sóc lúa mùa trong những ngày nắng nóng Một số kinh nghiệm chăm sóc lúa mùa trong những ngày nắng nóng

Vì vậy để cây lúa sinh trưởng, phát triển thuận lợi, xin giới thiệu tới bà con một số kinh nghiệm chăm sóc lúa mùa trong những ngày nắng nóng

19/07/2019
Một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa mùa hiệu quả Một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa mùa hiệu quả

Năng suất lúa mùa là kết quả tổng hợp của thời tiết, đất đai, giống lúa và việc thực hiện liên hoàn các biện pháp chăm sóc, bảo vệ.

19/07/2019
Phòng trừ ốc bươu vàng và bệnh thối nhũn lúa sau lũ Phòng trừ ốc bươu vàng và bệnh thối nhũn lúa sau lũ

Tiếp đến ngày 4 và ngày 5-7, mưa lớn lại tiếp tục xảy ra gây lũ lớn làm ngập 111 ha lúa mùa mới cấy, trong đó có 4 ha lúa bị vùi lấp tại 2 huyện Hàm Yên

20/07/2019
Hiệu quả từ việc luân canh cây trồng trên đất lúa Hiệu quả từ việc luân canh cây trồng trên đất lúa

Biết cách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng màu trên nền đất lúa cho thu nhập cao hơn sản xuất lúa cùng thời vụ gieo trồng.

23/07/2019