Sản xuất thức ăn thủy sản từ nhà máy nhiệt điện tại Mỹ
Dự án sử dụng vi tảo để thu giữ khí carbon dioxide từ khí thải nhà máy nhiệt điện vừa được Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) trao giải thưởng trị giá 3 triệu USD.
Dự án được thực hiện bởi các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học môi trường Maryland (UMCES). Các chuyên gia này đang phát triển hệ thống phản ứng sinh học âm carbon quy mô lớn và có khả năng triển khai để thu giữ khí CO2. Sau đó, tảo được xử lý để tạo ra các sản phẩm giá trị gồm phụ gia dinh dưỡng và carotenoid làm thực phẩm cho người và phục vụ các ngành nghề khác như thức ăn thủy sản.
Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra một hệ thống quy mô lớn có thể triển khai. Tại đó, tảo sẽ cô lập carbon từ khí thải của nhà máy nhiệt điện. Sự cải tiến này được coi là công nghệ đột phá giúp Maryland và Mỹ đạt mục tiêu giảm khí thải nhà kính và sau cùng là trung hòa carbon, theo Chủ tịch UMCES, ông Peter Goodwin.
Dự án “Hệ thống cô lập carbon bằng tảo hiệu quả cao để giảm thải CO2 từ khí thải nhà máy nhiệt điện” do Yantao Li, Feng Chen và Russel Hill của Viện Công nghệ môi trường và đại dương (IMET) thực hiện tại Baltimore. Dự án này nối tiếp chương trình nghiên cứu hợp tác lâu dài giữa IMET và HY-TEK Bio cũng như Argonne National Laboratory.
Yantao Li cho biết: Dự án tập trung vào sử dụng hệ thống vi tảo để giảm thải carbon dioxie trên quy mô công nghiệp, đồng thời song song sản xuất các sản phẩm giá trị như nhiên liệu sinh học và carotenoid - một dưỡng chất thực vật được sử dụng làm phụ gia dinh dưỡng.
Các nhà nghiên cứu đã nhận dạng được các chủng tảo phát triển tốt khi được nuôi bằng khí thải methane từ nhà máy nhiệt điện thuộc cơ sở xử ký nước thải sông Black River ở Baltimore. Thông qua quy trình phản ứng sinh học, tảo có thể cô lập carbon dioxide và giảm thải sulphur oxide, nitrogen oxide, các khí thải của quá trình cháy - một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Các chuyên gia dinh dưỡng đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp tăng trưởng tốt, trong đó có dầu nhuyễn thể Nam Cực (Euphausia superba).
Điển hình là hộ ông Lê Đức Nhượng ở xóm 10, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, với nuôi cá và trồng lúa cho thu nhập 300 - 400 triệu đồng/năm.
Với diễn biến thời tiết thất thường trong mùa mưa, tôm dễ nhiễm bệnh nên người nuôi không khỏi lo lắng khi đối mặt nguy cơ rủi ro cao.