Sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn GAP - Hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần tăng cao, chính vì vậy nhu cầu cuộc sống cũng cao hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn. Trước kia, chúng ta chỉ cần ăn no, mặc ấm nhưng ngày nay thì muốn ăn ngon mặc đẹp, đặc biệt là khi chúng ta đang gia nhập AFTA và Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Yêu cầu lớn nhất trong thời đại của chúng ta là sản xuất và bán ra thực phẩm an toàn đáp ứng được nhu cầu cao của thế giới.
Đứng trước thực trạng trên, người sản xuất, người cung ứng sản phẩm phải thật sự chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi phương thức canh tác, chăm sóc, bảo vệ thực vật cho cây theo hướng an toàn, không để lại dư lượng thuốc BVTV, không để vi sinh vật có hại hiện diện trên quả, làm cho rau quả đạt chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Để thực hiện được việc này, tiêu chuẩn GAP là hướng tất yếu mà người sản xuất phải hướng đến.
Muốn sản xụất rau, quả có hiệu quả, đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm và có khả năng xuất khẩu thì phải đảm bảo theo qui trình sản xuất nông nghiệp tốt ( viết tắt là GAP ). Vậy người nông dân cần chuẩn bị gì cho bước đường sắp tới ?
Để đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu cây ăn trái phải kết hợp khai thác các lọai trái cây đặc sản của VN với việc tạo ra các yếu tố cạnh tranh như chất lượng cao, giá thành thấp, vệ sinh an tòan thực phẩm, hình thức đẹp và dịch vụ thương mại tốt. Trước tiên phải xác định đúng vùng sản xuất có lợi thế. Sản xuất trên diện tích lớn, cùng qui trình để có số lượng lớn và chất lượng đồng đều. Phát triển cây ăn trái đặc sản theo hai hướng: cải tạo nâng cao chất lượng vườn cây đã có đồng thời tăng nhanh diện tích trồng mới để từng bước hình thành vùng chuyên canh đặc sản gắn liền với thương hiệu sản phẩm. Đặc điểm điển hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng là rất manh mún, nhỏ lẻ nên các doanh nghiệp tiêu thụ kết hợp với nông dân xây dựng quan hệ sản xuất – tiêu dùng theo hướng các trang trại, hợp tác xã, gắn trực tiếp với tiêu thụ, xuất khẩu chặt chẽ và ổn định. Định hướng cho việc sản xuất rau quả an tòan theo tiêu chuẩn GAP, ngay từ khâu chọn giống đầu tiên nên chọn những giống tốt, đồng giống, chất lượng đồng đều, có nguồn gốc rõ ràng.
Về đất trồng : không trồng rau quả ở những nơi có nguy cơ cao về ô nhiễm hóa học hoặc trước khi trồng cần có những biện pháp xử lý để quản lý rủi ro.
Về phân bón : chỉ được dùng các lọai phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã ủ hoai mục.Tuyệt đối không được dùng các lọai phân hữu cơ còn tươi. Sử dụng hợp lý và cân đối giữa các lọai phân ( hữu cơ, vô cơ ). Có thể bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở VN) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cây trồng. Kể cả khâu nước tưới cho vùng sản xuất rau quả an tòan cũng phải sử dụng nguồn nước sạch, không được dùng trực tiếp các nước thải từ công nghiệp thành phố hoặc nước ao mương, tù đọng, ô nhiễm.Việc sử dụng nguồn nước tưới không bảo đảm cũng đã gây tích lũy độc chất như: chì, thủy ngân,… trong trái làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường .
Về phòng trừ sâu bệnh: cần phải được kiểm sóat nghiêm ngặt. Đây là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hành sản xuất nông sản theo GAP. Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra, có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. Trong trường hợp cần thiết phải dùng đến thuốc hóa học thì nên tăng cường sử dụng các lọai thuốc sinh học. Tuyệt đối không dùng các lọai thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng ở VN hoặc hạn chế tối đa dùng các lọai thuốc có độ độc cao, chậm phân hủy và phải đảm bảo đúng thời gian cách ly. Tuyệt đối không nhúng rau quả (xử lý sản phẩm đã thu họach ) bằng các hóa chất bảo vệ thực vật.
Tiến trình “ GAP hóa” ắt hẳn không tránh khỏi nhiều khó khăn trở ngại mà mọi người và xã hội đang hết sức quan tâm, tiếp cận và từng bước tự điều chỉnh ngày càng tốt hơn để góp phần cho sản phẩm trái cây của chúng ta vững chắc đi vào hội nhập thương mại Quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), nhà vườn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp phòng chống sâu đục quả bưởi, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất và đời sống.
Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây
Bón phân cho mô đất trước khi trồng: đất cuốc lên phơi khô trộn đều với 10kg phân hữu cơ hoai gồm phân heo trộn tro trấu, xơ dừa. Chính giữa đỉnh mô móc lỗ sâu 0,2m rải vôi càng long (vôi bột) lót đáy phân lân.