Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Sản xuất lúa gạo Huyết rồng giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Sản xuất lúa gạo Huyết rồng giảm chi phí, tăng lợi nhuận
Tác giả: Nguyễn Thị Yến (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đồng Tháp)
Ngày đăng: 24/08/2019

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã tổ chức tổng kết mô hình sản xuất lúa huyết rồng vụ Hè Thu 2019.

Gạp Huyết rồng có giá cao gấp rưỡi gạo thông thường.

Mô hình được thực hiện tại hộ ông Lê Văn Đấu, ấp Long An A, xã Phú Thành A với diện tích 1,5 ha.

Nông dân thực hiện mô hình được hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất lúa “1 phải 5 giảm”; Bón vùi trước khi xuống giống 100% phân DAP và 50% phân kali; Sử dụng giống lúa huyết rồng; Phòng trừ sâu, bệnh hại bằng phương pháp tổng hợp IPM; Xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi sâu, bệnh đến ngưỡng phòng trị và phải áp dụng nguyên tắc 4 đúng. Nông dân thực hiện ghi ghép nhật ký.

Mô hình sạ mật độ thưa với lượng giống là 100 kg, giảm được 60 kg/ha so với ruộng đối chứng (160 kg/ha). Việc giảm giống đã góp phần giảm chi phí đầu tư vào sản xuất 600.000 đồng/ha.

Ruộng mô hình có tổng lượng phân bón là 400 kg/ha so với đối chứng là 470 kg/ha. Do ruộng mô hình áp dụng kỹ thuật bón vùi phân nên lượng phân thấp hơn đối chứng 70 kg/ha. Kỹ thuật bón vùi phân sâu vào đất trước khi sạ giúp sử dụng phân bón hiệu quả hơn, cây lúa có đủ dinh dưỡng cần thiết cho phát triển giai đoạn đầu, giúp đẻ nhánh sớm.

Ruộng mô hình bón phân cân đối kết hợp với bón vùi nên cây lúa sinh trưởng tốt ít nhiễm sâu bệnh hơn, do vậy ruộng mô hình giảm 1 lần thuốc trừ sâu, 2 lần phun thuốc bệnh so với ruộng đối chứng.

Hạch toán kinh tế cho thấy, ruộng mô hình có chi phí là 16.225.000 đồng/ha, thấp hơn so với ngoài mô hình (18.290.000 đồng/kg) là 2.065.000 đồng/kg. Ruộng mô hình sử dụng giống đặc sản lúa Huyết rồng nên năng suất  đạt 5.000 kg/ha, thấp hơn ruộng đối chứng (5.500 kg/ha) là 500 kg/ha nhưng giá bán lại cao hơn ruộng đối chứng là 2.400 đồng/kg (7.000 đồng/kg lúa Huyết rồng). Lợi nhuận ruộng mô hình cao hơn so với đối chứng là 11.765.000 đồng/ha.

Sau khi thu hoạch, hạt lúa tiếp tục được sơ chế, đóng gói thành phẩm, gắn kết tiêu thụ với thị trường, góp phần tăng thêm chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo.


Có thể bạn quan tâm

Phân hữu cơ - giải pháp ngăn chặn tiến trình suy thoái đất và phục hồi đất Phân hữu cơ - giải pháp ngăn chặn tiến trình suy thoái đất và phục hồi đất

Trước tình hình suy thoái đất hiện nay, vấn đề đặt ra là phải sử dụng đất hợp lý, duy trì, bảo vệ và cải thiện hàm lượng hữu cơ đất là rất cần thiết nhất

23/08/2019
Biến chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ thân thiện môi trường Biến chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ thân thiện môi trường

Nhiều hộ nuôi bò ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã biết cách tận dụng phân bò làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ của đất.

23/08/2019
Loại trái cây thứ 4 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Australia Loại trái cây thứ 4 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Australia

Nhãn tươi là loại quả thứ 4 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Australia sau quả vải, xoài và thanh long.

24/08/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.