Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của nguồn cung tôm nuôi toàn cầu đang chững lại nhưng dự kiến vẫn tăng trưởng tương đương vào năm 2025, bất chấp giá thấp kỉ lục ở nhiều nơi trên thế giới.
Ecuador vẫn được coi là quốc gia dẫn đầu trong sản xuất tôm toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn cung của nước này đang chậm lại, chỉ đạt 4% vào năm 2024 và dự kiến tăng thêm 3% vào năm 2025. Trong khi đó, ngành tôm nuôi của Mexico, với thị trường nội địa đầy tiềm năng và khả năng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đã phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn suy thoái năm 2013, ghi nhận mức tăng trưởng 1% trong năm 2023 và dự kiến đạt 4% trong năm tới.
Mặc dù quy mô nhỏ hơn, ngành nuôi tôm của Brazil đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng kể từ năm 2017, với mức tăng trưởng 20% trong năm 2023 và 10% trong năm nay. Sản lượng tôm dự kiến sẽ đạt 150.000 tấn và có khả năng vượt qua 160.000 tấn vào năm 2025. Venezuela vẫn được coi là một quốc gia tiềm năng, đứng thứ hai trong khu vực châu Mỹ với mức tăng trưởng 28% trong năm 2023. Mặc dù dự đoán sẽ có sự chậm lại trong năm nay và năm sau, nguồn cung của Venezuela dự kiến sẽ đạt 70.000 tấn vào năm 2025.
Tại Ấn Độ, mức tăng trưởng dự báo là 3% cho sản lượng là rất thấp khi xuất khẩu đang tăng trưởng 5% trong nửa đầu năm so với năm trước đó. Tại Trung Quốc, việc mở cửa nền kinh tế lại dẫn đến nhu cầu thấp hơn dự kiến. Vì vậy, sau một đợt tăng trưởng vượt trội vào năm 2023, sản lượng giảm nhưng vẫn tương đối tích cực.
Ở hầu hết các quốc gia châu Á, sản lượng tôm chân trắng dự kiến tăng trưởng chậm trong 2 năm tới. Ở Indonesia, tốc độ tăng trưởng sản lượng đang chậm lại so với giai đoạn 2010 – 2022. Sản lượng của tất cả các loại tôm dự kiến giảm 2%, xuống dưới 450.000 tấn, trong khi mức tăng 3% được dự đoán sẽ đẩy khối lượng trở lại mức đó vào năm tới, với hơn 50.000 tấn tôm sú. Sản lượng tôm Thái Lan không thay đổi nhiều với mức giảm 1% trong năm 2024 và tăng 2% trong năm 2025, đồng nghĩa với việc tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng và tôm sú sẽ đạt 400.000 tấn vào năm tới.
Cũng giống như ở Nam Mỹ, những nhà sản xuất nhỏ hơn của châu Á như Bangladesh, Philippines và Malaysia cũng đang gặp khó khăn do giá cả thấp. Ở Trung Đông, Saudi Arabia và Iran, mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh kể từ năm 2010, nhưng sẽ có sự sụt giảm sản lượng trong năm 2025.
Hiện nay, trước tình hình giá tôm thẻ chân trắng giảm, nhiều người nuôi tôm đang chuyển hướng sang nuôi tôm sú, đặc biệt là tại Việt Nam và Trung Quốc. Dự báo, sản lượng tôm sú ở châu Á sẽ đạt gần 700.000 tấn vào năm 2025. Ngược lại, sản lượng tôm càng xanh có thể sẽ giảm 5% trong năm nay và tiếp tục giảm thêm 1% vào năm tới, xuống dưới 300.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Theo Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), sản lượng tôm 9 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 234 nghìn tấn, tăng hơn 1% so với cùng kỳ.
Để vụ nuôi tôm thẻ chân trắng thành công, người nuôi cần nắm vững kỹ thuật thúc đẩy quá trình lột xác.
Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng bù lại người nuôi tôm tiết kiệm được chi phí, tăng mật độ nuôi, đặc biệt kiểm soát được 90% rủi ro dịch bệnh.