Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Sa nhân giúp dân tậu nhà

Sa nhân giúp dân tậu nhà
Tác giả: San Nguyễn
Ngày đăng: 18/11/2016

Ngoài ngô, lúa, cây sa nhân đã trở thành sản phẩm giúp đồng bào dân tộc ở huyện Mường Khương (Lào Cai) làm giàu và bảo vệ rừng.

Gia đình ông Phào Seo Phà - dân tộc Mông, ở thôn Cán Hồ, xã Tung Chung Phố là một trong những hộ tiên phong trồng cây sa nhân trên. Sau hơn 4 năm trồng, trên 5.000 gốc sa nhân dưới tán rừng, gia đình ông đã cho thu hoạch ổn định, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Nhờ cây sa nhân mà từ một hộ nghèo trong thôn, ông Phà đã thoát nghèo và xây được ngôi nhà kiên cố, khang trang và mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt cho gia đình. Ông Phà cho biết, so với các loại cây trồng khác, trồng cây sa nhân, không phải làm cỏ mà chỉ phải bón phân một lần duy nhất vào lúc mới trồng, nên ít tốn chi phí đầu tư, hiệu quả kinh tế cao.

Trong ảnh: Bà con phơi quả sa nhân trước khi đem bán. Ảnh: S.N

Từ hiệu quả bước đầu, đến nay gia đình ông Phà lại tiếp tục trồng thêm 7.000 gốc sa nhân nữa. Đến nay, nhiều hộ gia đình trong xã Tung Chung Phố đã mạnh dạn nhân giống và trồng dưới tán rừng, với diện tích trên 10ha, tất cả đều phát triển tốt.

Theo ông Sền Quang Thào – Bí thư xã Tung Chung Phố, sa nhân là cây thuốc quý, có giá trị kinh tế cao giúp điều trung, hòa vị, kích thích tiêu hóa... Ngoài công dụng làm dược liệu, cây sa nhân còn dùng triết xuất tinh dầu làm hương liệu gia vị thực phẩm, làm nước hoa, dầu gội… Đặc biệt, cây sa nhân dễ trồng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, tốn ít công chăm sóc, giá bán cao, cây trồng sau 2-3 năm bắt đầu cho thu hoạch và rễ cây lan tới đâu thì diện tích trồng tự nhiên được mở rộng tới đó; nếu chăm sóc tốt, có thể thu hoạch trong thời gian 10 -12 năm. Ngoài hiệu quả kinh tế, cây sa nhân trồng dưới tán rừng còn giúp chống rửa trôi và xói mòn đất, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. 

“Hiện, năng suất trung bình của cây sa nhân đạt từ 100 – 200kg quả khô/ha/năm. Với giá bán dao động từ 100.000 - 200.000 đồng/kg quả khô, cây sa nhân mang lại thu nhập khoảng 40 triệu đồng/ha. Cây sa nhân có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, hứa hẹn sẽ trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây” - ông Thào cho hay.

Cây sa nhân không chỉ phát triển mạnh ở xã Tung Chung Phố mà đã trở thành cây thế mạnh của toàn huyện Mường Khương tập trung ở các xã vùng cao như: Nậm Chảy đã phát triển được 40ha, xã Phìn Ngan trồng được 60ha trên diện tích rừng trồng và rừng tái sinh ở một số thôn bản.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Cam Lâm “khóc” vụ xoài Tết Nông dân Cam Lâm “khóc” vụ xoài Tết

Nông dân trồng xoài tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang như ngồi trên đống lửa bởi nhiều diện tích xoài vụ Tết bị hư hỏng nặng vì mưa dầm, thiệt hại 50 - 90%

17/11/2016
Nông dân đi học xúc tiến thương mại Nông dân đi học xúc tiến thương mại

Đây là những hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

17/11/2016
Quảng bá trái cây chất lượng của đất xứ Mường Quảng bá trái cây chất lượng của đất xứ Mường

Hội chợ có sự tham gia của gần 300 gian hàng, trong đó có 80 gian hàng nông nghiệp, 80 gian trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm cam Cao Phong

17/11/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.