Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Rốn lũ của xứ Quảng chuyển mình

Rốn lũ của xứ Quảng chuyển mình
Tác giả: Đoàn Hồng
Ngày đăng: 15/06/2016

Phóng viên Báo NTNN/Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Trung – Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn.

Nông Sơn từng là huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam, nhưng chỉ sau 5 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ông có thể cho biết đâu là thành quả ấn tượng nhất?

- Năm 2008, sau khi tách huyện Quế Sơn thành 2 huyện Quế Sơn và Nông Sơn, hầu hết các xã thuộc Nông Sơn là xã miền núi, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo lên tới gần 67%, đời sống người dân vô cùng khó khăn. Trước tình hình đó, huyện Nông Sơn đã đoàn kết, tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu yếu, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ dân sinh như: Bệnh viện, trạm y tế, trường học, giao thông nông thôn, thủy lợi…

Hiện nay, 100% tuyến đường giao thông huyện, xã đã được cứng hóa, 100% xã có điện lưới quốc gia, các công trình hồ đập, kênh mương thủy lợi được đầu tư, cơ bản đáp ứng được sản xuất và dân sinh.

Giai đoạn 2016-2020, Nông Sơn phấn đấu đưa 3 xã về đích NTM. Để làm được điều này, huyện sẽ tập trung các nguồn lực để đầu tư cho tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Ngoài việc chăm lo đầu tư cơ sở hạ tầng, Nông Sơn luôn chú trọng đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, xây dựng các mô hình hiệu quả như trồng trầm hương, cao su, cây ăn quả, trồng keo, chăn nuôi bò, sản xuất bánh tráng… Nhờ đó, thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 39% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015).

Đối với xây dựng NTM, Nông Sơn xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà nên ngay sau khi có chủ trương, huyện đã nhanh chóng chỉ đạo các địa phương vào cuộc quyết liệt. Cụ thể là 5 năm qua, huyện đã đầu tư hơn 579 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn để xây dựng NTM. Mặc dù hiện chưa có xã nào về đích, song bình quân mỗi xã đã đạt 8,3 tiêu chí.

Thời gian tới, Nông Sơn có những giải pháp gì nhằm tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo và thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM?  

- Nông Sơn là huyện miền núi nên việc phát triển kinh tế nông nghiệp hết sức khó khăn, vì thế huyện đã chú trọng phát triển các loại cây trồng có thế mạnh như: Cao su, keo, cây ăn quả và chuyển đổi những diện tích lúa không chủ động được nước sang trồng ngô, sắn, lạc (đậu phụng); phát triển chăn nuôi gà, vịt, bò… theo hướng hàng hóa; khuyến khích xây dựng các mô hình kinh tế gia trại, trang trại, đồng thời xây dựng các mô hình nuôi cá nước ngọt dọc các tuyến kênh, hồ ở các thôn như: Hóc Hạ, Trung Lộc, Phước Bình và chuyển một phần diện tích lúa sang nuôi cá nước ngọt.

Huyện Nông Sơn cũng tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ từ các chương trình 135, khuyến công, khuyến nông…, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống cây - con mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế…

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long có Viện trưởng mới Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long có Viện trưởng mới

Trước đó, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Bộ NNPTNT) đã có quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ Thạch giữ chức vụ Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL kể từ ngày 15.6.2016. Đồng thời, cũng có quyết định thôi kiêm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL đối với GS.TS Nguyễn Hồng Sơn-Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

14/06/2016
Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu tăng cường quản lý chất lượng thuốc thú y, thủy sản Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu tăng cường quản lý chất lượng thuốc thú y, thủy sản

Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có hơn 350 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thủy sản. Mặc dù các loại phân bón, thuốc thú y, thủy sản rất phong phú về chủng loại, đa dạng về nhãn mác, nhưng chất lượng, hiệu quả lại rất đáng lo ngại. Và người sử dụng cũng khó biết rõ đặc tính, công dụng của các mặt hàng này.

14/06/2016
Bóng hồng 9x làm giàu từ nấm rơm Bóng hồng 9x làm giàu từ nấm rơm

Tốt nghiệp Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, Nguyễn Thị Hảo, sinh năm 1993, ở thôn Thạch Thang, xã Đức Phong (Mộ Đức) không xin vào công ty du lịch hay nhà hàng, khách sạn làm, mà quyết định theo đuổi nghề... trồng nấm rơm.

15/06/2016