Rau quả từ Thái Lan, Trung Quốc đổ bộ thị trường Việt Nam
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, bình quân trong giai đoạn 2013-2015 nhập khẩu rau quả về Việt Nam tăng 22,9%/năm và đã đạt trung bình 622 triệu USD/năm, nhưng trong 7 tháng đầu năm 2016 nhập khẩu rau quả đã lên tới 420,74 triệu USD, tăng mạnh 36,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, Thái Lan bỏ xa Trung Quốc để trở thành nhà cung cấp rau quả nhiều nhất cho thị trường Việt Nam.
Giá trị nhập rau quả từ Thái Lan 7 tháng đầu năm đạt gần 163 triệu USD, chiếm 38,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả nước, tăng trên 70% so với cùng kỳ.
Trong khi đó giá trị nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc đạt 102,52 triệu USD, chiếm 24,4%, tăng gần 30%.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu rau quả nhiều từ Hoa Kỳ (41,2 triệu USD), Australia (24,6 triệu USD), Myanmar (18,5 triệu USD), New Zealand (13,8 triệu USD), Nam Phi (7,6 triệu USD).
Rau quả nhập khẩu từ thị trường Australia và Ấn Độ nhập về Việt Nam tăng vọt, với mức tăng tương ứng 212% và 141% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Trong số rất nhiều chủng loại rau quả nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc vào Việt Nam, thì lượng xoài tí hon (còn gọi là xoài mút) được nhập về khá nhiều.
Riêng tại chợ đầu mối Thủ Đức - TP.HCM trong ngày 3.8.2016 có khoảng 200 tấn và ngày 4.8.2016 có 150 tấn xoài mút Trung Quốc nhập về chợ.
Giá bán loại xoài này dao động 18.000-20.000 đồng/kg.
Mặt hàng này đã có mặt tại chợ từ đầu tháng 7 đến nay.
Những năm trước xoài mút cũng về chợ nhưng ít, năm nay mới rộ lên.
Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết tính từ đầu tháng 2 đến ngày 1.8.2016, có 4.800 tấn xoài nhập từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh.
Giá xoài này rất rẻ, giá khai báo hải quan là 160 USD/tấn, quy đổi theo tỉ giá mỗi kg xoài nhập từ TQ chỉ 3.600 đồng/kg.
Trong khi đó, tại các chợ lẻ và trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM, xoài mút đang bán rầm rộ với giá 30.000-35.000 đồng/kg…
Có thể bạn quan tâm
Số lượng cá bớp nuôi bị chết ước hàng ngàn con, với trọng lượng từ 2-4kg/con, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.
3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ NNPTNT cho hay, hiện vẫn còn thiếu bóng dáng doanh nghiệp đầu tư. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên NTNN đã phỏng vấn TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn.
Mặc dù đã di dân khỏi vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình hơn 30 năm, song nhiều xã ở huyện Phù Yên (Sơn La) vẫn còn những bản không có đất sản xuất, dù người dân làm nông nghiệp 100%. Trước tình hình đó, lãnh đạo huyện đã kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp và đạt được thành công ngoài mong đợi.