Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Rau câu mất giá

Rau câu mất giá
Tác giả: LÊ TRÂM
Ngày đăng: 01/03/2016

Trên các hồ nuôi tôm dọc theo tuyến đường ven đầm từ xã An Hiệp qua An Cư rồi xuống xã An Ninh Đông, rau câu xuất hiện nhiều trong hồ nhưng chỉ một vài người vớt chở lên bờ phơi để… làm sạch hồ. Ông Trần Thành Phú ở xã An Hiệp, vớt rau câu phơi cạnh bờ đầm, cho biết: Từ đầu tháng Giêng, rau câu xuất hiện nhiều trong hồ nuôi tôm nên tôi bơi sõng ra vớt chừng nửa tiếng đồng hồ là đầy sõng. Thấy rau câu xuất hiện dày, ban đầu nhiều người đổ xô đi vớt về phơi, nhưng người mua chỉ trả 3.000 đồng/kg chủ yếu lựa loại đẹp (rau câu không bám rong), nên gần đây số người đi vớt giảm dần. Không ít gia đình đi vớt về chất đầy nhà nhưng bán không ai mua.

Không chỉ ở xã An Hiệp mà ở các xã An Cư, An Ninh Đông, nhà nào cũng chất rau câu từ sân ra đến mép đầm phơi khô chờ giá lên bán. Bà Nguyễn Thị Nhạn ở xã An Ninh Đông, nói: Rau câu năm nay xuất hiện dày nhưng giá lại rẻ, thương lái “chê ỏng chê eo”. Đầu năm ngoái, giá rau câu là 5.000 đồng/kg, đến cuối năm giá giảm còn 4.000 đồng/kg, bước qua năm nay, giá rớt xuống còn 3.000 đồng/kg. Trong nhà tôi rau câu chất đống, kẹt tiền kêu bán không ai mua.

Còn bà Nguyễn Thị Ngang ở thôn Tân Long (xã An Cư), chỉ tay vào đống rau câu ế, than vãn: Đống rau câu này phơi khô từ trước tết, đến nay chưa có ai hỏi mua. Đầu tháng Chạp năm ngoái, rau câu cũng xuất hiện nhiều. Nhân lúc nông nhàn, người dân ở xóm này rủ nhau đi vớt rau câu tại các khu vực Đầu Mủi, Đá Trắng trong đầm, từ sáng đến tối không lúc nào không có người. Thế nhưng, chúng tôi phơi khô xong lại bán không chạy, nhiều người không có tiền tiêu tết.

Theo nhiều người dân sống quanh đầm, cách đây 3 năm, giá rau câu khô từ 6.000 - 7.000 đồng/kg, nhiều người dân ven đầm Ô Loan rất phấn khởi vì có thêm thu nhập từ rau câu. Có gia đình một ngày đi vớt hơn 1 tấn rau câu, thu nhập gần 1 triệu đồng. Thời gian đó, rất nhiều thương lái ở Hải Phòng vào đặt hàng các đại lý địa phương để mua rau câu số lượng lớn, mỗi tháng có thương lái mua trên 30 tấn rau câu khô thành phẩm. Thế nhưng, hai năm nay, thị trường không “ăn” nữa nên rau câu bị ế.

Ông Hồ Thanh Riếu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuy An, cho biết: Đầm Ô Loan có nguồn lợi thủy hải sản rất dồi dào, là nguồn thu nhập cho ngư dân ven đầm. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn nước trong đầm ô nhiễm làm nguồn lợi thủy sản phát triển không đồng đều. Thời gian qua, sò huyết, hàu... vắng bóng trong đầm Ô Loan nhưng ngược lại, rau câu, vẹm đá xuất hiện nhiều nhưng giá rẻ nên người dân thất thu.


Có thể bạn quan tâm

Hội nghị giao ban nuôi tôm nước lợ năm 2016 các tỉnh Nam Bộ Hội nghị giao ban nuôi tôm nước lợ năm 2016 các tỉnh Nam Bộ

Ngày 25/2/2016, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị giao ban nuôi tôm nước lợ năm 2016 các tỉnh Nam Bộ. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, lãnh đạo các sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản các tỉnh Nam Bộ.

01/03/2016
Nuôi tôm ở xã Triệu Lăng được mùa, được giá Nuôi tôm ở xã Triệu Lăng được mùa, được giá

Cái tên được người dân nhắc nhiều nhất có lẽ là hộ gia đình anh Nguyễn Hùng Cư, ở thôn 4, xã Triệu Lăng. Sở hữu một ao nuôi với diện tích khoảng 3.000m2, vụ tôm vừa qua, gia đình anh Cư thu hoạch tôm bán được 1,8 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí thức ăn, tiền điện, lãi ròng khoảng 900 triệu đồng.

01/03/2016
Đánh bắt đầu năm gần bờ trúng mùa, xa bờ lỗ tổn Đánh bắt đầu năm gần bờ trúng mùa, xa bờ lỗ tổn

Không ít ngư dân bám biển trong cả “ba ngày Tết, bảy ngày xuân” mong kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Thế nhưng, may mắn ấy lại không mỉm cười với tất cả ngư dân. Nhiều người thậm chí còn lỗ tổn phiên biển Tết...

01/03/2016