Quýt đường giảm năng suất
Tuy vậy, việc quy hoạch phát triển diện tích cây ăn trái của Bắc Bình mới triển khai vài năm gần đây, trong khi đại bộ phận dân cư tại khu vực thôn Đá Trắng, xã Sông Bình (phần nhiều là dân di cư tự do từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long) đã sinh sống và trồng nhiều loại cây ăn trái tại các vùng mới khai hoang, nên đã tạo ra nhiều tác hại, điển hình là dịch bệnh không kiểm soát trên các loại cây ăn quả.
Đến nhà ông Nguyễn Văn Để, một nông dân đến từ huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 6 năm lập nghiệp tại thôn Đá Trắng là bấy nhiêu thời gian ông khai hoang đất đai và trồng hơn 7.500 cây quýt đường trên diện tích gần 15ha.
Sau 3 năm đầu trồng, đến năm thứ 4 quýt bắt đầu cho thu hoạch và đạt năng suất tương đối cao, khoảng 300 tấn/vụ/năm. Tuy nhiên đến đầu năm thứ 5, cây quýt có dấu hiệu lạ khi trái thường bị héo cuống, chuyển vàng da và không phát triển thêm sau khi đậu trái.
Tại nhà ông Để, chúng tôi bắt gặp quýt rụng đầy vàng cả vườn, mỗi trái chỉ bằng 1/4 nắm tay người lớn, vị quýt nhạt, ruột trắng. “Ban đầu có hiện tượng vàng cuống trái, từ từ vàng luôn hết bề mặt vỏ quýt. Hiện tượng này làm quýt vừa ra trái được 2 tháng thì không phát triển nữa và rụng trước khi thu hoạch. Uớc tính năng suất giảm hơn 70%” – ông Để xót xa cho biết.
Đồng quan điểm với ông Để, nông dân Phạm Công Triệu cùng thôn Đá Trắng cũng nhận thấy năng suất quýt xuống thấp trong 2 năm qua, khiến đời sống của nhà ông và những hộ trồng quýt bị ảnh hưởng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, giống quýt bị bệnh là giống quýt đường, được nhiều hộ dân lấy giống từ huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre về trồng tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho giá trị cao. Từ đó mới mua số lượng lớn giống quýt về trồng tại thôn Đá Trắng, xã Sông Bình. Qua điều kiện sinh trưởng và phát triển, thấy rất tốt.
Nhưng trong 2 năm trở lại đây bỗng nhiên giảm năng suất rõ rệt. “Giờ gần như bó tay rồi, hơn 1 năm nay, chúng tôi tìm đủ mọi cách để chữa trị. Ban đầu tưởng bệnh xuất phát do tuyến trùng bộ rễ nên chúng tôi tìm các loại thuốc sinh học và cả hóa học, nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được”, nông dân Phạm Công Triệu cho biết.
Theo ông Nguyễn Trung Tĩnh, cán bộ nông lâm ngư nghiệp xã Sông Bình, hiện toàn xã có hơn 100 ha đất trồng quýt đường, ngoài ra còn có hơn 300 ha trồng cây ăn quả. Hiện bà con nông dân và chính quyền địa phương rất mong các nhà khoa học có những nghiên cứu và giúp đỡ nông dân Sông Bình nhằm phục hồi diện tích quýt đường. “Hiện nay nhiều bà con đang rất chán nản, dự định sẽ bỏ luôn loại cây trồng hiệu quả này”.
Theo nhiều thương lái thu mua quýt đường tại xã Sông Bình, năm nay không có vườn nào đạt năng suất trái, nhiều vườn quýt đạt loại 1 rất thấp, dưới 15% (khoảng 6 – 7 trái/kg, vỏ bóng, mọng nước), còn lại là loại 2 và 3.
Có thể bạn quan tâm
Hiện các gian hàng thuộc khu vực giống cây trồng tại Hội chợ công thương khu vực đồng bằng sông Cửu Long vừa bế mạc (tối ngày 17-8) đã đồng loạt giảm giá từ 5.000 - 10.000 đồng/cây giống để xả hàng trước khi thu dọn về địa phương.
Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) đã nhận được rất nhiều các khiếu nại và đề nghị hỗ trợ từ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trái cây của Việt Nam sang UAE đối với một số Công ty Nhập khẩu tại Dubai.
Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, tỉnh Long An cho biết, hiện nay, huyện có 443ha thanh long bị bệnh đốm nâu. Trong đó có 439ha bị bệnh từ 1 đến 5%, tỷ lệ bệnh trên cành chiếm khoảng 13% và trên trái 5%.