Quy trình trồng đậu bắp trắng TLP 18
II. Mật độ khoảng cách:
- Hàng cách hàng: 0,8 – 1 m
- Cây cách cây: 0,4 – 0,45 m
- Mật độ: 4.500 – 5.500 cây/1000m2 (khoảng 8 – 10 gói hạt giống (gói 50 gr))
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
* Loại phân bón và lượng bón cho 1.000m2
Loại phân và lượng phân tùy theo loại đất và điều kiện từng vùng, tuy nhiên để trồngĐậu Bắp TLP-18 “Đồng Tiền Vàng” cho năng suất cao công ty chúng tôi khuyến cáo qui trình sau để bà con tham khảo và áp dụng. Tỷ lệ giữa các loại phân bón N : P : K = 1 : 1 : 1.2.
- Vôi: 100 – 120 kg
- NPK (16 - 16 - 8): 30 kg
- Super lân: 30 kg
- Phân chuồng: 2,5 m3
- Urê((NH2)2CO): 11 kg
- DAP: 7,5 kg
- KCl (Clorua Kali): 23 kg
* Cách bón :
- Bón lót toàn bộ phân chuồng (2,5 m3), Super lân (30 kg), NPK (11 kg) và KCl (9 kg)
- Tưới dặm: 7 ngày sau trồng (NST): pha loãng 1kg DAP cho 400 – 500 lít nước
- Bón thúc sinh trưởng: 10, 20 và 30 NST: 2 kg Urê + 3 kg NPK + 2,5 kg DAP + 1 kg KCl
- Bón nuôi trái :
+ 40, 50 và 60 NST: 1,5 kg Urê + 2 kg NPK + 3 kg KCl
+ 70 và 80 NST: 1 kg Urê + 2 kg NPK + 1 kg KCl
- Vôi nên rải cùng lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học.
- Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6 – 7 cm để tăng hiệu quả phân bón.
- Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ để tăng hiệu quả phân bón.
- Kiểm tra nhóm chích hút mặt dưới lá thường xuyên để xử lý kịp thời.
IV. Các loại sâu bệnh và biện pháp phòng trị:
1. Bệnh hại:
* Bệnh virus: Trong giai đoạn 10 – 35 ngày sau trồng, bà con kiểm tra ruộng thường xuyên để nhổ bỏ triệt để và đem chôn cây bị nhiễm bệnh, phun trừ nhóm côn trùng chích hút truyền bệnh virus (bọ trĩ, rầy, rệp, nhện đỏ,.…) kịp thời bằng các loại thuốc sau:Conphai, Admire (Confidor), Penalty gold, Actara, Taron, Sakura, Ascend, Secure,…
* Bệnh mốc xám: Phun luân phiên Ridomil, Curzate, Polyram, Aliette, Score,…
2. Sâu hại:
* Nhóm ăn tạp: Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, bà con phun luân phiên các loại thuốc sau: Ammate, Silsau super, Proclaim, Prevathon, Cascade, Secure Map winner,… phun vào mặt dưới lá lúc chiều mát.
* Nhóm chích hút: (Bọ trĩ, rầy, rệp..) hút nhựa cây và lây truyền bệnh virus, bà con nên phun luân phiên các loại thuốc sau: Conphai, Oshine, Actara, Regent, Penalty, Admire, Sakura, Chess, Benock Taron,… Phun vào mặt dưới lá và trên ngọn.
* Ruồi đục lá: Gây hại rất mạnh trong mùa nắng, khi thời tiết khô, phun luân phiên các loại thuốc sau: Trigard, Regent, Vertimec, Ofunack, Permetrin,… .
Lưu ý: Khi phun thuốc nên phun kỹ mặt dưới lá, thuốc trị bệnh nên phun ở lá già và lá bánh tẻ, thuốc trị sâu phun lá bánh tẻ và lá non.
Có thể bạn quan tâm
Dù mới được trồng gần đây nhưng cây đậu bắp khá được ưa chuộng vì có nhiều chất dinh dưỡng, bà con cũng có thể trồng cho gia đình mình loại cây này bởi kỹ thuật trồng cây đậu bắp không quá khó.
Đậu bắp có tên khoa học là Hibiscus esculentus L., là loại cây một năm hoặc nhiều năm, cao tới 2,5 m. Đậu bắp là một loài cây chịu nóng và khô hạn tốt, sinh trươgnr và phát triển trên các loại đất nghèo dinh dưỡng với lớp đất sét dày và sự ẩm ướt không liên tục. Đậu bắp được trồng nhiều ở các nước thuộc khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm để lấy quả.
Cây đậu bắp là loại cây dân dã, trước đây người dân thường trồng quanh hàng rào lấy trái dùng làm thức ăn trong bữa cơm của gia đình. Gần đây, trước giá trị kinh tế cao mà đậu bắp mang lại, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích giống cây này.