Quy Trình Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp (ICM) Trên Hệ Canh Tác Có Lúa

1.Thời vụ gieo trồng cho các giống lúa, ngô, đậu tương, lạc trên hệ canh tác
-Vụ lúa xuân: Các giống có thời gian sinh trưởng (TGST) như Q5 hoặc tương đương (118-125 ngày) thời vụ gieo thích hợp từ 5 đến trước 15/2. Vụ Mùa gieo bằng giàn công cụ từ 20-25/6 là phù hợp.
-Thời vụ gieo phù hợp cho các giống ngô có TGST ngắn hiện nay từ 25-9 đến trước 5-10 là phù hợp, cho năng suất cao, hiệu quả.
-Thời vụ gieo đậu tương đông từ 25/9-5/10 năng suất khá, thời vụ này là rất phù hợp để mở rộng diện tích đậu tương vụ Đông.
-Thời vụ cho vụ lạc xuân trên đất lúa là từ cuối tháng 1 đến trước 10/2 là thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, đảm bảo cho năng suất cao, ổn định.
2.Biện pháp gieo trồng
-Biện pháp gieo hàng bằng công cụ kéo tay với lúa tiết kiệm được công lao động, lượng giống gieo nên có mức lãi thuần cao hơn so với cấy tay truyền thống.
-Biện pháp gieo vãi cho đậu tương dễ làm, giảm được nhiều công lao động, là giải pháp phù hợp để mở rộng diện tích đậu tương đông trên đất lúa, góp phần cải tạo đất, tăng thu nhập/diện tích đất.
3.Mật độ và lượng phân bón
-Vụ Xuân, các giống lúa có TGST như Q5 mật độ gieo 45kg/ha trên nền phân 120 kg N/ha và 50 kg/ha trên nền phân 80-100 kg N/ha.
-Vụ Mùa các giống có TGST như Q5 nên gieo ở mật độ 45kg/ha trên nền 80-100kg N/ha (tỷ lệ N:P:K=1:1:0.8).
-Mật độ trồng phù hợp cho một số giống ngô hiện trồng phổ biến trong sản xuất (MX4; LVN4; DDK999…) từ 5.5-6.5 vạn cây/ha.
-Công thức phân bón phù hợp cho vụ ngô đông trên đất lúa vụ Mùa từ 140-160 kg N/ha, tỷ lệ N:P:K=1:1:0:6; Trên nền 8 tấn phân chuồng.
-Công thức phân bón cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế cho vụ đậu tương đông trên đất trồng lúa vụ Mùa là 3 kg đạm ure + 15 kg lân supe + 4 kg kaliclorua cho 1 sào (360m2).
-Mật độ trồng và công thức phân bón thích hợp, cho năng suất cao, hiệu quả với các giống lạc vụ Xuân (L23; DDN…) ở mật độ 40 cây/m2trên nền phân 40kg N/ha và mật độ 30 cây/m2 trên nền phân 50 kg N/ha, trên nền 8 tấn phân chuồng.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh cháy bìa lá hay còn gọi là bạc lá trên lúa do vi khuẩn Xanhthomonas oryzae gây nên thường xuất hiện ở giai đoạn đòng trổ sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

Hiện trà lúa mùa sớm ở Nam Định đang bắt đầu đẻ nhánh. Song, rầy lứa 4 đã xuất hiện trên cánh đồng lúa với mật nơi cao từ 100 - 200 con/m2.

Thời tiết vụ mùa miền Bắc thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại đặc biệt là với các giống lúa chất lượng trong đó có Japonica (lúa Nhật).

Vòng đời sâu cuốn lá kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, vòng đời của sâu dài hay ngắn còn tùy vào giống lúa, phân bón và thời tiết.

“Giá mà chú biết đến Đạm Cà Mau sớm hơn” – Chú Tắc rạng rỡ cười, chụp ảnh với ruộng lúa hè thu vàng óng và mượt mà, đang xào xạc reo ca trong gió...