Quy Trình Nuôi Yến
Xây dựng một nhà nuôi chim yến làm tổ và thu lợi từ việc bán tổ dùng làm món ăn bổ dưỡng là một ý tưởng tuyệt hảo, mang lại nhiều lợi nhuận. Loại hình trang trại hay nhà nuôi yến nhân tạo rất thích hợp với nhiều khu vực địa lý tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Indonesia.
Tổ chim yến được xem là vàng trắng của thế giới động vật. Mỗi tổ chim yến loại 1 có thể bán được hơn 50 RM (tiền Malaysia, khoảng 20 USD) ở Malaysia. Mỗi bốn tháng lại thu hoạch một lần, và nếu trại yến có 1.000 tổ trở lên, doanh thu sẽ rất đáng kể. Sau mỗi mùa thu hoạch, số tổ chim thu ở mùa sau lại tăng từ 5-10%. Chủ nhân cũng không phải làm gì cả trong thời gian giữa hai kỳ thu hoạch, ngoài việc mỗi tháng một lần đến kiểm tra hệ thống tạo âm thanh, tạo mùi để thu hút chim và thiết bị duy trì ẩm độ, nhiệt độ cho trại yến.
Chim yến
Tại sao nuôi yến có lợi hơn các loại hình doanh nghiệp nhỏ khác
So sánh giữa việc nuôi yến trong nhà và các loại doanh nghiệp khác sẽ thấy cái lợi của nuôi yến (dĩ nhiên bạn phải đi đúng hướng, làm đúng phương pháp và có cả may mắn nữa).
- Tại Malaysia, thiết kế một nhà nuôi yến 3 tầng rưỡi, xây dựng trên diện tích 4.180 feet vuông có thể sản xuất 12.540 tổ yến (114 kg, trung bình 110 tổ được một kg) một năm. Chi phí xây dựng từ 60.000 USD đến 80.000 USD.
- Tiêu thụ điện nước của trại chỉ bằng 1/20 – 1/30 tiệu thụ điện nước của các doanh nghiệp khác.
- Nhân viên làm việc trong trại yến chính là chim yến. Chúng đến và đi một cách tự nguyện mà không phải trả lương. Thuê mướn nhân công là gánh nặng của doanh nghiệp trong khi chim yến là tài sản. Muốn sinh con, yến cần xây tổ và khi chim con đủ lông đủ cánh bay đi, tổ sẽ được bán để thu tiền về.
Làm sạch lông trên tổ yến thu hoạch
- Nhu cầu tiêu thụ tổ yến luôn cao hơn nguồn cung, không sợ đọng hàng hay bị mất tiền.
Chim yến đẻ 3 lần một năm, vậy nếu năm đầu người nuôi có 100 tổ thì năm kế đến sẽ có 300 chim mới cộng 100 chim cũ thành 400 con về làm tổ trong trại yến của bạn. Năm sau nữa là 1.600 con, và cứ thế số tổ tăng theo số chim trong từng năm.
- Nhà nuôi yến tăng giá trị trên thị trường theo số tổ nó có, chứ không đứng lại hay bị giảm giá như phần lớn các cơ sở hạ tầng nhà cửa khác.
- Người nuôi không chỉ thu lợi từ tổ yến mà còn từ phân, trứng, chim con và kiến thức thu thập được trong quá trình quản lý trại yến.
Mô hình nhà nuôi yến
Nhà nuôi yến
Làm sao dụ yến về trại?
Muốn qui tụ chim yến về trang trại của mình lúc mới xây dựng, tại khu vực có chim yến, người ta dùng dung dịch tỏa mùi hương có tên thị trường là Close2You Aroma. Sản phẩm này bán dưới dạng chai 1,5 lít hay bình 5 lít. Nó sẽ làm tăng số chim yến bay trên trại yến, dụ chim vào trong nhà để làm tổ và kích thích chúng phối giống. Cách làm là đổ 150 ml Close2You vào khoang chứa nước của thiết bị tạo ẩm rồi đặt thiết bị gần lối vào nhà của chim. Dùng bộ phận định giờ để thiết bị tỏa ra mùi hương đúng lúc. Cách thứ hai là cho 200 ml vào chai để xịt quanh lối vào của chim và những cánh cửa dẫn đến khu vực làm tổ. Cũng có thể xịt nhẹ lên những đà ngang bằng gỗ, nơi chim thích làm tổ. Người nuôi cũng có thể làm tổ giả bằng những khúc gổ 5x5x15 cm. Ngâm gỗ vào Close2You trong 6 giờ trước khi làm ráo nước, rồi cho vào thùng kín 24 giờ, sau đó phơi khô 24 giờ nữa rồi mới dùng đinh đóng chúng vào những vị trí bạn muốn chim đến làm tổ. Close2You Aroma có giá bán 48 USD một lít.
Tẩm chất Close2You lên các thanh gỗ, để dụ chim yến đến làm tổ
Tổ giả để dụ chim yến
Tổ yến
Tại Sungai Siput/Nibong Tebal, Perak, Malaysia, chim yến quần tụ về đây từ 4 giờ chiều mỗi ngày. Nhiều con lao xuống mặt nước tìm thức ăn, uống nước và giữ nước trên lông để cho con uống khi về tổ. Chim bay vào nhà theo những lỗ lớn trổ trên mái.
Thiết bị giữ ẩm Hygrostat là một trong những thiết bị quan trọng nhất đặt trong nhà nuôi yến. Chúng giúp bảo đảm độ ẩm luôn ở mức tốt nhất. Nhiệt độ bên trong nhà cũng phải thấp hơn nhiệt độ bên ngoài.
Hygrostat đảm bảo độ ẩm trong phạm vi cho phép
Nhưng nuôi yến trong nhà không phải bao giờ cũng thành công. Thu hoạch không đồng bộ hoặc không đúng kỳ hạn sẽ làm giảm dân số yến của trại và năng suất sẽ giảm. Trong khi tại Indonesia, Malaysia tỉ lệ thất bại là 40% thì tại Philippines tỉ lệ thành công là 83%. EBN là trại yến lớn nhất Philippines. Lý do tỉ lệ thất bại cao tại Indonesia và Malaysia, là số trại và nhà nuôi yến phát triển nhanh hơn dân số chim. Indonesia có công nghệ nuôi yến trong nhà rất phát triển, nhưng thất thu một phần là vì nuôi yến thiếu kiểm soát. Tại Palawan, Malaysia, tình hình cũng tương tự. Như vậy, yếu tố đầu tiên cần xét khi quyết định xây dựng trại yến trong nhà là phải quan sát dân số yến của khu vực.
Máy phát âm thanh để dụ yến đến làm tổ
Giá trị thị trường
Một nhà nuôi yến thành công là nơi sản xuất được số tổ yến hội đủ chất lượng để thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu trong thời gian ngắn, sau 3 năm là chậm nhất. Như vậy, với một nhà nuôi yến qui mô nhỏ 20 tổ, người nuôi phải sản xuất được trên 1,25 kg tổ yến trắng mỗi năm mới có lời.
Kết hợp nhà ở và nuôi yến ở Lohore, Malaysia
Tổ yến được phân loại 1, 2 và 3 tùy màu sắc, độ đậm đặc của nước bọt kết làm tổ và hình dáng. Giá bán tại chỗ khác biệt từ 1.200 đến 1.800 USD/kg.
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh doanh tổ yến, đến sau năm 2010, nhu cầu của Trung Quốc về tổ yến sẽ còn tăng mạnh. Năm 2006, giá bán tổ yến đã sơ chế tại Hong Kong từ 6.000 - 7.000 USD/kg (tức từ 15.000 đến 25.000 RM), trong khi giá vàng vào thời điểm đó từ 67.500 - 79.450 RM/kg. Trừ vàng, tổ yến sơ chế đắt hơn bất cứ kim loại nào trên thế giới. Doanh thu bán lẻ tổ yến trên thế giới trong năm 2006 đã vượt quá 3,8 tỉ USD với mức tăng trung bình 15% một năm. Chia theo quốc gia: Indonesia cung cấp 60% nhu cầu tổ yến của thế giới, Thái Lan 20%, Malaysia 15%, Việt Nam và Myanmar (5%). Sri Lanka, Ấn Độ và Philippines cũng có phong trào nuôi yến trong nhà. Hiện Indonesia có khoảng 150.000 nhà nuôi yến, Malaysia hơn 30.000 (năm 1997 chỉ có 150 tổ); Thái Lan có 70.000 nhà dù vào cuộc sau, và Việt Nam hiện có hơn 5.000 nhà nuôi yến.
Yến làm tổ trên các đà ngang trần nhà
Giá trị dinh dưỡng
Nếu chim én làm tổ bằng cỏ và bùn nên không ăn được, thì chim yến làm tổ bằng nước bọt nên giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng nước bọt yến tiết ra để xây tổ trong nhà có độ đậm đặc thấp hơn nước bọt tiết ra trong những hang yến thiên nhiên. Tổ yến gồm glycoprotein hòa tan được trong nước có các đặc tính của cả protein lẫn carbohydrate. Phân tích tổ yến thấy có 10,3 % nitrogen và 17,4 % carbohydrate cùng với các chất có hàm lượng ít hơn như phosphorus, asernate, sulphur và vitamin B1. 100g tổ yến cho 345 kilocalories. Các protein chiếm khoảng 85% khối lượng tổ yến trong khi chất béo chiếm 0,3 %. Các chất kháng khác là calcium và iron. Sáu loại amino acid có trong tổ yến là: amide, humin, arginine, cystine, histidine và lysine. Các mono amino acid chiếm khoảng 6 %. Giá trị dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe, trị liệu của tổ yến là rất cao, thậm chí một nghiên cứu ở Hong Kong còn nói nó trị được nhiều bệnh hiểm nghèo.
Món ăn bổ dưỡng làm từ tổ yến
Xem video:http://www.youtube.com/watch?v=KILaD5SYDE4
Nuôi chuyên nghiệp, có thể tham khảo tại: http://swiftletequip.blogspot.com/
Có thể bạn quan tâm
Nhà có DT 70m2 trở lên, nhà nuôi yến thành phố phải cao hơn nhà xung quanh nhà kế bên, phải có chuồng cu lượn của yến theo mô hình tự nhiên (nhờ bên người công ty tư vấn hổ trợ) , nhà vùng quê thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn hơn
Chim yến tồn tại lâu đời trên đất nước ta. Từ những vách đá cheo leo ngoài biển khơi, tổ yến được khai thác và trở thành loại thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt dành cho vua chúa, quan lại và các nhà quyền quý
Máy được thiết kế bao gồm 2 kênh hệ thống tạo âm thanh, điều chỉnh âm sắc, khuyếch đại công suất âm thanh độc lập nhau và được lập trình thời gian để hoạt động hoàn toàn tự động. Giúp cho người sử dụng có thể tự chủ động thay đổi thời gian hoạt động, điều chỉnh âm sắc và âm lượng của máy tùy theo ý thích của mình
Xây dựng một nhà nuôi chim yến làm tổ và thu lợi từ việc bán tổ dùng làm món ăn bổ dưỡng là một ý tưởng tuyệt hảo, mang lại nhiều lợi nhuận. Loại hình trang trại hay nhà nuôi yến nhân tạo rất thích hợp với nhiều khu vực địa lý tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Indonesia
Sau 2 năm triển khai đề tài khoa học "Nuôi chim yến trong nhà" và nghiên cứu thực nghiệm tại 9 tỉnh ở miền Nam, đầu năm 2007, Công ty Yến sào Khánh Hoà chính thức chuyển giao công nghệ cho người dân Khánh Hoà (KH) và từng bước nhân rộng mô hình này ở những địa phương có điều kiện thích hợp