Quê hương 5 tấn đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
Thay đổi từ tư duy
Triển khai chương trình XDNTM, có lẽ ít tỉnh có sự chỉ đạo quyết liệt như Thái Bình. Trong các hội nghị, hội thảo mối quan tâm lớn đều tập trung vào việc tìm giải pháp về NTM. Các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến huyện, xã đều có chung mối lo tìm nguồn lực cho XDNTM.
Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh văn phòng Điều phối XDNTM Thái Bình cho biết: “Thái Bình đã ban hành các cơ chế chính sách, kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện của tỉnh, nhất là cơ chế quản lý và hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn. Từ đó, tạo nên bước đột phá, thu hút khá lớn nguồn lực đối ứng của địa phương, cộng đồng dân cư, khắc phục khó khăn và tâm lý trông chờ cấp trên”.
Sau 5 năm, Thái Bình đã có 165 xã và 1 huyện (Hưng Hà) đạt chuẩn NTM, vượt mục tiêu đề ra và được đánh giá dẫn đầu cả nước trong XDNTM.
Khởi đầu cho XDNTM của Thái Bình là việc chọn 8 xã làm mô hình điểm chỉ đạo. Mỗi huyện, thành phố cũng chọn 1 - 2 xã làm điểm. Từ huyện tới xã đều xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu cụ thể, phân công cán bộ trực tiếp phụ trách, đôn đốc XDNTM ở cơ sở, lấy kết quả XDNTM để đánh giá cán bộ, tạo ra khí thế thi đua sôi nổi.
Năm 2013, xã Đông Các (huyện Đông Hưng) mới đạt 11 tiêu chí. Vì vậy, xã đặt ra quyết tâm phải hoàn thành 3 tiêu chí trong năm 2014, trong đó có tiêu chí khó nhất là giao thông. Theo ông Phạm Văn Quảng - Chủ tịch UBND xã, để tạo nguồn lực, Đông Các đã tích cực vận động người dân tham gia và thành lập ban liên lạc để vận động con em xa quê đóng góp. Nhờ đó, con em xa quê không chỉ ủng hộ tiền mặt mà còn đứng ra thi công một số tuyến đường, chia sẻ phần việc với nhân dân và chính quyền địa phương. Đến cuối năm 2014, xã đã hoàn thành trên 21,8km đường giao thông và cuối năm 2015, Đông Các đã đạt chuẩn NTM.
Huy động sức dân hợp lý
Nhằm giảm bớt gánh nặng đóng góp cho người dân, ở tỉnh Thái Bình việc huy động nguồn lực của dân chủ yếu dành cho những công trình phục vụ trực tiếp cộng đồng dân cư như đường nhánh cấp một trục thôn, đường trục thôn, nội đồng, kênh cấp một loại ba… Còn hầu hết đường trục xã, trường học, trạm y tế dùng ngân sách các cấp. Một cách làm sáng tạo khác ở Thái Bình là cộng đồng dân cư thành lập Ban kiến thiết, lập khái toán tổng kinh phí rồi rà soát con em quê hương có điều kiện kinh tế vận động ủng hộ, sau khi cân đối thiếu bao nhiêu sẽ chia đầu khẩu đóng góp. Qua cách thức này có nơi người dân chỉ phải góp 50.000 đồng/khẩu.
“que huong 5 tan” di dau trong xay dung ntm hinh anh 2Từ năm 2013, tỉnh Thái Bình ban hành cơ chế dân tự làm, chính quyền định hướng và chủ trương hỗ trợ xi măng. Từ năm 2014 đến nay, tỉnh đã mua 1 triệu tấn xi măng theo phương thức trả chậm để hỗ trợ các địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Cùng với đó, Thái Bình cũng coi trọng thúc đẩy phát triển sản xuất. Từ năm 2007, Thái Bình tổ chức dồn điền đổi thửa (DĐĐT) và đến hết tháng 6.2013 có 99,6% số xã hoàn thành DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng, vượt kế hoạch đề ra.
Sau DĐĐT, Thái Bình đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn với 143 cánh đồng mẫu có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp; 99 xã đã quy hoạch 137 khu chăn nuôi tập trung với trên 700 trang trại, 1.600 gia trại, trong đó có 69 trang trại quy mô lớn…
Có thể bạn quan tâm
Trước ảnh hưởng nặng nề của hạn, mặn, tại xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, nhiều nông dân cố gắng vớt vát chút vốn liếng bằng cách bán lại ruộng lúa vừa sạ cho chủ khác canh tác, chỉ lấy tiền công cày trục và giống.
Sau Tết Nguyên đán Bính Thân, các nhà vườn trồng cây ăn trái phía Nam tất bật vào vụ mới với nhiều thông tin giá cả khả quan, nhiều thị trường mới sắp mở cửa. Một số loại trái cây như thanh long, chôm chôm, bưởi da xanh... tăng giá mạnh dịp đầu năm đang khiến nhà vườn phấn khởi hơn.
Sản phẩm NPK Văn Điển đã gắn bó gần 30 năm với nông dân. Ở đâu nông dân cũng khẳng định: Bón NPK Văn Điển giúp cây trồng ít sâu bệnh, giữ bộ lá tươi bền đến cuối vụ, năng suất cao và chất lượng nông sản tốt.