Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Quản lý thức ăn khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Quản lý thức ăn khi nuôi tôm thẻ chân trắng
Tác giả: Ks Nguyễn Quang Trí
Ngày đăng: 05/06/2018

Để nuôi một hecta tôm thẻ chân trắng thâm canh cần tới 11 - 26 tấn thức ăn và giá trị chiếm hơn 50% tổng chi phí đầu tư. Nếu quản lý thức ăn không tốt, giá thành nuôi tôm sẽ tăng, thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường

Quản lý thức ăn tốt là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của vụ nuôi

Tôm thẻ chân trắng có nhu cầu đạm chỉ vào khoảng 32 - 35%, thấp hơn so mức 40 - 45% của tôm sú. tôm thẻ chân trắng có thể ăn liên tục trong ngày, ăn thức ăn lơ lửng và khi đói có thể ăn nhiều loại thức ăn tự nhiên như tảo, chất vẩn, huyền phù. Hàm lượng ôxy hòa tan, nhiệt độ cũng ảnh hưởng nhiều đến sức ăn của tôm thẻ chân trắng. Một số hộ nuôi tôm đã thử nghiệm dùng thức ăn tôm sú để cho tôm thẻ chân trắng, nhất là trong thời điểm tháng cuối trước khi thu hoạch (thay cho thức ăn tăng trọng) cho thấy tốc độ tăng trưởng của tôm cao hơn, thời gian nuôi ngắn hơn. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi người nuôi có trình độ quản lý ao nuôi rất cao, nếu không môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm, phát sinh nhiều khí độc… ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Để quản lý tốt thức ăn, trong tháng nuôi đầu tiên, người nuôi nên cho ăn chia làm 4 - 5 cữ/ngày để giúp tôm dần làm quen với môi trường nuôi mới. Xem bảng tham khảo cách cho ăn trong tháng đầu nuôi cho 100.000 con tôm:

Ngày tuổi

Lượng thức ăn

Sớ cữ cho ăn/ngày Ghi chú
Ngày 1 2,5 kg 4 -5
Ngày 2 - 7 Tăng 100 gram/ngày Ngày thứ 7 không quá 3,1 kg/ngày
Ngày 8 - 14 Tăng 200 gram/ngày
Ngày 15 - 30 Tăng 300 gram/ngày Ngày thứ 30 không quá 9,1 kg/ngày
Tổng lượng thức ăn trong 30 ngày Khoảng 160 kg

 

Từ tháng thứ 2 trở đi có thể cho tôm ăn 3 - 4 cữ/ngày, lượng thức ăn cho tôm hàng ngày có thể dựa vào tổng trọng lượng đàn tôm bằng cách chài, đánh giá trọng lượng trung bình của một con tôm, ước lượng tỷ lệ sống và tính được trọng lượng bình quân của đàn tôm hiện có. Chú ý, không nên cho tôm ăn vào ban đêm nếu như hệ thống quạt nước, sục khí không đáp ứng đủ nhu cầu ôxy cho tôm.

Một số tình huống cần giám sát chặt chẽ để cho tôm ăn đúng nhu cầu:

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, việc kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cũng có nhiều khác biệt nhiều so tôm sú. Nhiều trường hợp, khi cho ăn người nuôi tôm phải duy trì ít nhất 1 dàn quạt hoặc duy trì 50% công suất quạt nên việc đánh giá nhu cầu ăn qua sàng là thiếu chính xác.

TT

Trường hợp

Tỉ lệ % so cữ ăn bình thường
1 Mưa trong thời gian cho ăn 50% hoặc đợi sau khi mưa hết
2 Tảo phát triển dày đặc 70% cho đến khi tảo giãm
3

Tôm đang lột xác (pH 8-9)

30% vào buổi chiều, 50% vào buổi tối và 110% vào buổi sáng
4 Tôm đang lột xác (pH <8) 80 - 90%
5 Trời có gió nhiều 60%
6 Tảo tàn 50% cho đến khi môi trường được làm sạch bằng quạt nước và dáng vi sinh
7 Sử dụng hóa chất Ngưng cho ăn 1 cử
8 Oxy thấp và tôm nổi đầu vào buổi sáng Ngưng cho ăn 1 ngày
9 Có xuất hiện khí độc 60 - 70% cho đến khi khí độc giãm
10 Thời tiết thay đổi lớn 70 - 80% cho đến khi thời tiết ổn định
11 Nhiệt độ nước ở 22 độ C hoặc 35 độ C Ngưng cho ăn đến khi nhiệt độ nước phù hợp

 

Ngoài việc kiểm tra lượng thức ăn tôm qua sàng ăn (khoảng 2 giờ sau khi bỏ sàn ăn), người nuôi cần quan sát đường ruột tôm tôm thẻ chân trắng để xác định lượng thức ăn cho tôm có đủ hay không để tăng hay giảm lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Trong điều kiện bình thường, tôm ăn thức ăn công nghiệp thì đường ruột có màu nâu đen, nhưng khi thiếu thức ăn tôm sẽ ăn mùn bã hữu cơ, phân của chính nó nên đường ruột có màu đen.


Có thể bạn quan tâm

Phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi Phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi

Trong những năm gần đây, bệnh đốm trắng (White spot disease-WSDV) là một trong những bệnh thường xuyên mắc phải tại các trại nuôi tôm không chỉ ở Việt Nam

01/06/2018
Bơm probiotic trước ở các trại nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương Bơm probiotic trước ở các trại nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương

Nghiên cứu này cho thấy rằng việc bơm thêm probiotic vào thời gian dài sẽ cải thiện sự phát triển cũng như tồn tại của ấu trùng tôm

04/06/2018
EMS / AHPNS: Bệnh gây ra bởi vi khuẩn EMS / AHPNS: Bệnh gây ra bởi vi khuẩn

Ngành công nghiệp nuôi tôm ở châu Á đã bị ảnh hưởng bởi một bệnh mới nổi gọi là hội chứng tôm chết sớm hoặc, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

04/06/2018