Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Quản lý heo con sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh

Quản lý heo con sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 16/03/2016

Thông thường, cơ thể heo con mới sinh có sẵn một lượng mỡ chỉ đủ duy trì năng lượng sống trong ngày đầu, và heo con không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trong vài ngày đầu tiên.

Do đó, bất kỳ lý do nào gây ra việc suy giảm lượng sữa được hấp thu, do lạnh hay do mầm bệnh, sẽ làm cho cơ thể heo con bị yếu đi và rất dễ chết.

Heo con sơ sinh thường được chia làm hai nhóm chính: nhóm heo con khỏe mạnh bình thường, và nhóm heo con sơ sinh yếu.

Phát hiện những heo con sơ sinh yếu sớm giúp cho người chăn nuôi kịp thời có liệu pháp thích hợp để hỗ trợ.

Thông thường, heo con bình thường khỏe mạnh là những heo được sinh ra trong thời gian ngắn, tự động đứng lên nhanh chóng trong vòng một hay hai phút sau và tự kiếm được vú mẹ để bú trong vòng 15 phút sau khi sinh.

Nếu heo mẹ tốt, tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp thì nhóm heo con bình thường phát triển khỏe mạnh mà không cần nhiều sự chăm sóc từ con người.

Nhưng, đối với nhóm heo sơ sinh yếu sau khi sinh thì ngược lại, sự chăm sóc cẩn thận nhằm duy trì khả năng sống sót, đặc biệt trong giai đoạn một tuần đầu sau khi sinh.

Nhóm heo con yếu gồm những heo con từ những nái mẹ có thời gian sinh kéo dài, có trọng lượng thấp, có khuyết tật cơ thể, không có thể bú được vú mẹ, và bị lạnh run sau khi sinh.

Tình trạng yếu ớt của cơ thể làm giảm khả năng “cạnh tranh” với những đối tượng khỏe mạnh khác trong cùng một bầy để bú được lượng sữa đầu cần thiết trong vòng vài giờ đầu sau khi sinh dẫn đến việc giảm lượng sữa đầu hấp thu.

Từ đó, nhiệt độ cơ thể bị giảm xuống, điều này thể hiện qua tình tranh heo con nằm tụm lại và chồng đống lên nhau, lạnh run, và chết.

Sau đây là những bước cơ bản để giúp làm tăng khả năng sống sót của heo con sau khi sinh.

1/ Hỗ trợ nái đẻ:

Nhiều nghiên cứu cũng như thực tế chỉ ra rằng, việc hỗ trợ heo con sơ sinh trong thời gian nái đang đẻ giúp cho người chăn nuôi nhanh chóng phát hiện ra những heo con trong nhóm sơ sinh yếu, và nhanh chóng thực hiện những biện pháp hỗ trợ như: móc nhớt, đờm từ miệng, làm khô heo con bằng bột lăn, đèn úm, cho bú kịp kịp thời để tăng khả năng sống sót của heo con.

2/ Ngăn ngừa việc heo con bị lạnh:

Chuồng nuôi heo trong giai đoạn sơ sinh cần có hai tiểu khí hậu chuồng nuôi riêng biệt: nhiệt độ mát (15,5oC – 18,3oC) cho heo nái mẹ, và nhiệt độ ấm, nóng (35oC – 24,4oC trong vài ngày đầu và giảm xuống 26,6oC – 21,1oC) cho heo con.

Để đạt được yêu cầu này, trại nên duy trì nhiệt độ chuồng nuôi khoảng 18,3oC – 21,1oC, và có khu vực úm để làm ấm cho heo con.

Thường xuyên theo dõi phản ứng của nái mẹ và heo con để kịp thời điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp với yêu cầu của nái mẹ và heo con.

Nếu nhiệt độ úm vượt quá ngưỡng (nóng quá), heo con sẽ không nằm trong ổ úm mà sẽ di chuyển ra phía bên ngoài gần khu vực nái mẹ.

Điều này không những làm lãng phí nguồn điện năng mà còn làm tăng tỷ lệ chết đè do nái mẹ gây ra.

Nếu nhiệt độ úm thấp dưới ngưỡng yêu cầu, heo con sẽ nằm tụm lại thành đống, hay nằm chồng lên nhau.

Điều này rất nguy hiểm vì heo con nhiễm lạnh rất dễ bị tiêu chảy và suy nhược cơ thể.

Heo con nằm ngủ trong tư thế thoải mái (nằm nghiêng và thường chạm nhẹ vào nhau) cho thấy nhiệt độ úm thích hợp với yêu cầu của heo con.

Viêc chuẩn bị ổ úm cho heo con nên chuẩn bị trước khi nái đẻ (24 giờ), và có thể trong khi nái đẻ chúng ta nên cho thêm một đèn úm nằm ở phía sau của nái.

Điều này giúp cho heo con nhanh chóng tự làm khô cơ thể, và nhanh chóng tìm vú mẹ để bú được sữa đầu.

3/ Đảm bảo heo con bú đủ lượng sữa đầu cần thiết:

Sữa đầu là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho heo con do có chứa một lượng lớn kháng thể.

Sữa đầu có chất lượng kháng thể cao nhất trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh và lượng kháng thể này giảm dần và mất hẳn lúc 24 giờ sau khi sinh.

Những heo con khỏe mạnh sẽ tự bú được lượng sữa đầu cần thiết, nhưng nhóm heo con sơ sinh yếu rất khó khăn để thu được lượng sữa đầu theo yêu cầu của cơ thể.

Sau đây là những cách để giúp cho nhóm heo con yếu có thể bú đủ sữa đầu:

· Ngăn ngừa tình trạng heo con bị lạnh sau khi sinh bằng cách cho heo con nằm trên tấm giẻ hút ẩm (bao bố), rắc bột làm khô lên mình heo con, và cung cấp đèn úm cho heo con

· Cho bú theo ca trong tình trạng số heo con trong cùng một ổ nái đẻ quá nhiều.

Thực hiện trong 12 giờ đầu sau khi sinh.

Để đạt được kết quả tốt, nên tách những heo con lớn trội trong bầy ra khỏi nái mẹ 1 – 2 giờ vào buổi sáng, và t 1 – 2 giờ vào buổi chiều, và để nhóm heo con yếu ở lại với nái mẹ.

Chích cho nái mẹ 1 – 1,5 ml Oxytocin hay 2 ml Suiprost mỗi lần tách nhóm heo con ra khỏi nái mẹ.

Đảm bảo rằng những heo con lớn trội khi tách ra khỏi mẹ phải được ủ ấm cẩn thận.

Thực hiện phương pháp này giúp heo con bú đủ sữa đầu trước khi thực hiện nuôi ghép bầy.

 

4/ Nuôi ghép bầy:

Tỷ lệ chết heo con giai đoạn theo mẹ thấp thường nằm trong nhóm heo con sơ sinh có trọng lượng lớn, khỏe mạnh, và có tính đồng đều giữa các cá thể trong bầy cao.

Mục đích chính của việc nuôi ghép là làm tăng tính đồng đều giữa các cá thể trong cùng một ổ nái đẻ, và số heo con/ổ nái phải tương đồng với khả năng của nái mẹ (thể trạng, số vú có khả năng cho sữa).

Để đảm bảo được chất lượng của việc nuôi ghép, chúng ta cần thực hiện theo các yêu cầu sau:

· Đảm bảo tất cả heo con phải bú đủ sữa đầu từ nái mẹ của chúng trước khi tiến hành nuôi ghép.

Nên nhớ rằng, cần giữ heo con ở với nái mẹ của chúng ít nhất từ 4 – 6 giờ sau khi sinh trước khi ghép bầy.
· Ghép bầy heo con nên tiến hành trước khi heo con sinh ra được 24 – 48 giờ để tránh tình trạng heo con quen với vú của mẹ mình.
· Chọn những heo nái mẹ có thể trạng nhỏ, lành tính (hiền), kích cỡ núm vú nhỏ để nuôi dưỡng nhóm heo sơ sinh yếu
· Theo dõi tình hình bệnh tật trong khu vực nái đẻ trước khi tiến hành ghép bầy.

Điều này rất quan trọng vì làm giảm khả năng phát tán mầm bệnh.

Tránh ghép heo con khỏe mạnh sang những nái bệnh, và ngược lại.

Nên lựa những heo đực con để thực hiện việc nuôi ghép bầy.


Có thể bạn quan tâm

Heo hậu bị có nguy cơ cao nhất trong các trang trại Heo hậu bị có nguy cơ cao nhất trong các trang trại

Trong vòng 5 năm người viết tư vấn cho các trang trại các biện pháp cải tạo đàn. 31 nông trại sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp trên đã cải thiện được năng suất như sau:

16/03/2016
Một số kinh nghiệm thực tiễn trong điều trị hội chứng tiêu chảy ở Lợn Một số kinh nghiệm thực tiễn trong điều trị hội chứng tiêu chảy ở Lợn

Hiện nay hội chứng tiêu chảy ở lợn xảy ra khá phổ biến, nhất là khi thời tiết khí hậu có biểu hiện chuyển mùa. Việc phòng trị bệnh là một việc làm thường gặp đối với người chăn nuôi và cán bộ thú y cơ sở. Vậy làm thế nào để điều trị đúng mang lại hiệu quả cao ?

16/03/2016
Mật độ nuôi heo ảnh hưởng đến năng suất heo thịt Mật độ nuôi heo ảnh hưởng đến năng suất heo thịt

Kết quả nghiên cứu của các bác sĩ trong Hiệp hội nuôi heo Bắc Trung Bộ ( North Central Committee on Swine Management) cho thấy việc duy trì nhóm heo từ trại cai sữa đến trại thịt không ảnh hưởng đến năng suất .

16/03/2016