Quản lý giống vật nuôi hiệu quả
Theo dự thảo, trong từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách cụ thể đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động sau đây: Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về phát triển giống vật nuôi; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu giống vật nuôi; đầu tư cho bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi, nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý giống chuyên ngành; hỗ trợ nhập khẩu các giống thuần chủng, giống cao sản.
Các hành vi bị nghiêm cấm
Dự thảo nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm gồm: 1- Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trong nội thành, nội thị, trong khu dân cư; 2 - Sản xuất, kinh doanh giống giả, giống vật nuôi không đạt tiêu chuẩn chất lượng, giống có trong Danh mục cấm sản xuất, kinh doanh; 3- Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen vật nuôi, xuất khẩu trái phép nguồn gen vật nuôi quý hiếm; 4- Cản trở các hoạt động hợp pháp về nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; 5- Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái; 6- Công bố tiêu chuẩn chất lượng, quảng cáo, thông tin sai sự thật về giống vật nuôi.
Điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi
Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải thực hiện các điều kiện sau đây: Thực hiện đăng ký chăn nuôi với Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định; chỉ được nuôi các giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi phải rõ nguồn gốc; vị trí, địa điểm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải phù hợp với quy hoạch của địa phương; có hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn. Có biện pháp thu gom, xử lý xác súc vật ốm, bệnh, chết, loại thải, phân, chất độn chuồng, nước thải bảo đảm an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường; có đủ cơ sở vật chất, chuồng trại, trang thiết bị phù hợp với từng loại hình chăn nuôi.
Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, giống thương phẩm phải có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản có trình độ trung cấp trở lên; cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân phải có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản; có hồ sơ theo dõi giống; có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; thiết lập hệ thống sổ sách ghi chép nhật ký quá trình sản xuất, kinh doanh (Lưu trữ hồ sơ theo dõi và sổ sách ghi chép trong thời gian ít nhất là 2 năm).
Dự thảo nêu rõ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định nội dung hồ sơ giống đối với từng giống vật nuôi cụ thể.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Có thể bạn quan tâm
Đó là thổ lộ của anh Giàng A Dó, bản Tấu Trên, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) về tác dụng của việc học nghề làm nông nghiệp do Hội ND tổ chức mà anh đã tham gia.
Ngày 12/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ tiếp tục xả nước để hỗ trợ khắc phục tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở hạ lưu Mekong
Trước đây, đa số người dân trên địa bàn huyện Đakrông (Quảng Trị) có tập quán nuôi trâu, bò, dê thả rông trong rừng. Gia súc chăn nuôi theo phương thức thả rông là nguyên nhân gây khó khăn cho đội ngũ thú y trong việc triển khai tiêm phòng dịch bệnh cũng như khi các loại dịch bệnh bùng phát rất khó kiểm soát, khống chế bởi địa hình rừng núi phức tạp.