Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt
Tác giả: Ths. Nguyễn Ngọc Thiện
Ngày đăng: 31/03/2022

Quản lý chất lượng nước là một khâu vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong nuôi trồng thủy sản , đặc biệt đối với những ao nuôi thủy sản thâm canh.

Để quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cần lưu ý các vấn đề sau.

1. Quản lý các yếu tố thủy lý

- Quản lý về nhiệt độ nước: xác định được thời điểm nuôi,mùa vụ thả thích hợp

- Quản lý được độ trong và màu nước: dựa vào lượng tảo trong ao do lượng tảo liên quan đến nguồn thức ăn tự nhiên và sự ổn định của môi trường, độ trong từ 20-25 cm là thích hợp cho ao nuôi cá.

2. Quản lý các yếu tố thủy hóa

- Quản lý về pH: pH thường biến đổi theo chu kỳ ngày đêm và chu kỳ nuôi. Nguyên nhân chính làm pH thay đổi chính là do nước mưa có chứa axit, nước ngầm, tảo nở hoa, đáy ao bẩn do tích tụ hợp chất hữu cơ. Mức pH trong ao nuôi nước ngọt là từ 7-9. Để duy trì ổn định cho pH trong ao cần thay nước khi pH không thích hợp, rải vôi trên bờ khi có mưa lớn, bón vôi thường xuyên tháng 2 lần để ổn định pH trong ao với lượng từ 3 kg/100m2.

- Quản lý Oxy: Ngưỡng Oxy hòa tan lý tưởng đối với ao nuôi thủy sản nước ngọt là trên 5mg/l. Ngưỡng Oxy hòa tan tối thiểu là 3 mg/l. Dấu hiệu cho thấy cá bị thiếu oxy là hiện tượng cá bị nổi đầu vào ban đêm và sáng sớm. Cách khắc phục cần chú ý vào buổi sáng sớm thấy có hiện tượng cá nổi đầu cần phải dùng máy bơm đảo nước để tạo Oxy cho cá.

3. Quản lý khí độc trong ao nuôi

Khí độc bao gồm: NH3, H2S, CO2, CH4. Sự hình thành của chúng chủ yếu do sự phân huỷ các chất thải, hợp chất hữu cơ, thức ăn thừa. Muốn quản lý tốt môi trường trong ao cần khống chế NH3 < 0.2mg/l đối với nuôi cá nước ngọt, cần chú ý tới pH và To. Khí H2S sinh ra chủ yếu trong điều kiện yếm khí. Khi pH tăng thì độ độc của H2S và CO­­2 giảm. Quản lý các khí độc liên quan chặt chẽ đến quản lý chất lượng nước vì vậy sau mỗi chu kì nuôi thì phải xử lý nền đáy ao.

4. Kiểm soát tảo

- Tảo là thành phần chính của sinh vật sản xuất, tảo là nguồn cung cấp O2 và là tác nhân làm sạch môi trường. Tuy nhiên khi tảo phát triển quá mức làm giảm độ trong, ánh sáng không xuyên xuống được làm tảo phía dưới chết dẫn đến thiếu oxy vào ban đêm. Khi tảo suy tàn trong ao nuôi dẫn đến hiện tượng thiếu O2, thiếu ánh sáng, thay đổi đột ngột chất lượng nước.

- Khắc phục hiện tượng tảo tàn: Bổ sung chế phẩm sinh học gây tảo, thay nước hoặc thêm nước.

- Biện pháp hoá học diệt tảo: Diệt tảo bằng Formalin 5-10 ppm.


Có thể bạn quan tâm

Phải sớm có tôm giống kháng bệnh thay vì sạch bệnh Phải sớm có tôm giống kháng bệnh thay vì sạch bệnh

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt ra cho ngành tôm (tới 2025 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD) là cơ hội và động lực cho ngành này

29/03/2017
Băn khoăn xuống giống vụ mới Băn khoăn xuống giống vụ mới

Điều kiện thời tiết bất lợi nên người nuôi còn chờ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cùng với việc tuân thủ lịch thời vụ người nuôi cần chọn con giống chuẩn.

30/03/2017
Con tôm Việt Nam: Hướng tới thương hiệu toàn cầu Con tôm Việt Nam: Hướng tới thương hiệu toàn cầu

So với các sản phẩm khác của ngành nông nghiệp, con tôm được đánh giá có nhiều lợi thế từ điều kiện tự nhiên, giá trị xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trường

30/03/2017
Tín hiệu mừng từ nuôi tôm Tín hiệu mừng từ nuôi tôm

Những tháng đầu năm 2017, tình hình thời tiết khá thuận lợi, người dân tích cực cải tạo ao đầm, thả giống, mở rộng diện tích nuôi; giá tôm nguyên liệu tăng cao

30/03/2017
Tham vọng khôi phục vùng lúa - cá đồng Tham vọng khôi phục vùng lúa - cá đồng

Thời gian gần đây, do diện tích trồng lúa 2 vụ tăng lên cộng thêm việc khai thác cá theo kiểu tận diệt nên nguồn lợi cá đồng suy giảm nghiêm trọng.

30/03/2017