Pythium insidiosum - mầm bệnh nấm cơ hội trên tôm thẻ bố mẹ
Bài báo cáo này lược dịch kết quả nghiên cứu của Subhendu Kumar Otta và cộng sự 2018 đăng trên tạp chí Indian Journal of Geo Marine Sciences cho thấy một loài nấm gây bệnh cơ hội trên tôm thẻ chân trắng bố mẹ.
Thế nào là mầm bệnh cơ hội?
Nhiễm trùng cơ hội (opportunistic infection) là nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây bệnh gây ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ bị suy yếu hoặc hoặc do tăng độc lực của các loài vi sinh vật.
Các mầm bệnh này không gây bệnh ở vật chủ khỏe mạnh có hệ miễn dịch bình thường. Tuy nhiên, một hệ thống miễn dịch bị tổn thương, bị suy yếu nghiêm trọng và giảm sức đề kháng với nhiễm trùng hoặc một vết thương, tạo một cơ hội cho mầm bệnh khác lây nhiễm.
Trong nuôi tôm các điều kiện môi trường tối ưu cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất cần thiết cho sự trưởng thành của các cá thể tôm bố mẹ. Một trong những yêu cầu rất quan trọng là chất lượng nước biển phải gần giống với nước biển tự nhiên và không có mầm bệnh hoặc chất gây ô nhiễm. Đôi khi các trại giống vi phạm an toàn sinh học mà sử dụng biển trực tiếp chưa qua xử lý kỹ. Trong nghiên cứu hiện tại, việc sử dụng nước chất lượng chưa đảm bảo đã làm cho các cá thể tôm thẻ chân trắng bố mẹ SPF bị nhiễm trùng và bị tử vong. Một cuộc điều tra có hệ thống đã cho thấy một mầm bệnh nấm cơ hội, là loài nấm Pythium insidiosum chịu trách nhiệm cho nguyên nhân gây tử vong của tôm thẻ chân trắng bố mẹ.
Mầm bệnh nấm cơ hội trên tôm thẻ bố mẹ
Tôm thẻ chân trắng bố mẹ trưởng thành (5 cặp) bao gồm cả đực và cái được đưa vào lấy mẫu. Các mẫu bao gồm cả động vật bị nhiễm bệnh, gần chết và trông khỏe mạnh. Để tách chiết DNA và RNA.
Trích xuất DNA, phản ứng PCR và sử dụng để phát hiện cả DNA cũng như RNA virus. Các phương pháp khác để xác định vi khuẩn gây bệnh cũng được tiến hành. Để phát hiện mầm bệnh nấm, mang tôm bị nhiễm bệnh đổi màu đen được sử dụng để chiết xuất DNA.
Kết quả và thảo luận
Những con cá bố mẹ trưởng thành của L. vannamei đã được nhập khẩu và theo dõi ban đầu tại cơ sở kiểm dịch, khi nó đến Ấn Độ. Sau khi sàng lọc sơ bộ, các mẫu sau đó được chứng nhận vận chuyển đến một trại giống được chỉ định ở bờ biển phía đông Ấn Độ. Các động vật được tiếp tục thích nghi với điều kiện trại giống và trong giai đoạn này, tỷ lệ tử vong thấp (1-2 con/ngày) đã được báo cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong đã tăng lên sau khi cắt bỏ cuống mắt và ảnh hưởng của nó nhiều hơn ở tôm cái. Các mẫu được thu thập trong thời gian tỷ lệ tử vong tăng.
Tôm bị nhiễm bệnh biểu hiện loét ở vùng đốt đuôi (Hình 1a), sự đổi màu vàng của thân và màu đen của mang (Hình 1b)
Nghiên cứu cho thấy tôm bệnh bị loại trừ khả năng nhiễm IMNV, Virus Hội chứng Taura (TSV) và Virus đầu vàng (YHV) và Virus hội chứng đốm trắng (WSSV). Kết quả PCR cũng chỉ ra rằng các cá bố mẹ này cũng âm tính với virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV). Do đó, bất kỳ căng thẳng và tỷ lệ tử vong liên quan đến virus đã được loại trừ.
Vì hoại tử đã được quan sát trên bề mặt cơ thể (vùng đốt đuôi) của tôm bố mẹ, người ta cho rằng có thể có nhiễm trùng do vi khuẩn. Do đó, kháng sinh đã được áp dụng thông qua thức ăn để kiểm tra nhiễm khuẩn. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong tiếp tục dù có sử dụng kháng sinh, do đó tỷ lệ tử vong của tôm có thể không phải do nhiễm vi khuẩn.
Thông thường, than hoạt tính được sử dụng trong quá trình vận chuyển tôm bố mẹ để giảm amoniac và các loại khí độc khác từ nước. Do đó, ban đầu người ta cho rằng sự đổi màu đen có thể là do sự lắng đọng hạt carbon trên các sợi mang. Tuy nhiên khi quan sát bằng kính hiển vi thì không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của hạt carbon hoặc sự hiện diện của ký sinh trùng. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra mô bệnh học của các sợi mang thông qua nhuộm H & E. Kết quả cho thấy sự hiện diện của sợi nấm xâm lấn cao (Hình 2A & B).
Phần mô bệnh học của sợi mang cho thấy bào tử nấm và sợi nấm xâm lấn cao.
P. insidiosum là một loài nấm chịu trách nhiệm về bệnh pythiosis ở người, có phân bố trên toàn thế giới và thường lây nhiễm cho ngựa, gia súc, chó, mèo và cá. Một số số loài này đã được phân lập từ khu vực nông nghiệp hoặc môi trường nước. Một trong những loài thuộc họ Pythium myophilum, trước đây được gọi là Lagenidium myophilum, đã được báo cáo là gây ra nhiễm trùng bụng đen cho tôm. Tuy nhiên, P. insidiosum chưa bao giờ được báo cáo từ tôm hoặc các động vật không xương sống khác. Trong một trong những nghiên cứu thực nghiệm, Người ta dự đoán rằng tôm bị căng thẳng liên quan đến vận chuyển và các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt đã không được áp dụng trong trại giống. Do đó, nấm có cơ hội xâm chiếm tôm. Hơn nữa, vì kháng sinh đã được áp dụng để kiểm soát nhiễm trùng vi khuẩn, điều đó có thể đã mang lại không gian lý tưởng cho nấm để nhân lên dễ dàng.
Cây phân loài của loài nấm gây bệnh cơ hội trên tôm thẻ bố mẹ
Đây là báo cáo đầu tiên chỉ ra loài nấm này là mầm bệnh cơ hội cho tôm. Tỷ lệ tử vong có thể xảy ra do suy hô hấp vì mang đầy nấm sợi xâm lấn. Sự đổi màu đen và nhạt của mang là do sự hiện diện của nấm cũng như do hoại tử của các sợi mang do nấm gây ra.
Vì các đàn bố mẹ này đã được nhập khẩu dưới dạng sạch bệnh SPF sau khi kiểm dịch thích hợp và được coi là không có các mầm bệnh đã biết, nó có thể đã bị nhiễm qua ô nhiễm cục bộ. Do đó, việc duy trì các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt là rất cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng như vậy khỏi mầm bệnh cơ hội.
Indian Journal of Geo Marine Sciences Vol. 47 (05), May 2018, pp. 1036-1041
Có thể bạn quan tâm
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sử dụng phụ phẩm khí sinh học (KSH) để nuôi cá đã làm tăng sự phát triển thủy sinh vật trong ao (các tảo, rong rêu, bọ nước…).
Với giá cá từ đầu tháng 8 đến nay tăng cao, khoảng 42.000 đ/kg cá diêu hồng, 120.000 đ/kg cá lăng, anh Sơn nhẩm tính sẽ thu về vài trăm triệu đồng tiền lãi.
Mô hình nuôi lươn không bùn dễ làm, không tốn không gian xây hồ, có thể nuôi ở mọi nơi có nguồn nước sạch, độ pH khoảng 6,5-7, ít tốn công chăm sóc, giá thành thấp nhưng thu nhập cao.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu đã xây dựng thành công mô hình “Nuôi cua thương phẩm”.
Trị bệnh xuất huyết: Sử dụng kháng sinh như Doxycilne hoặc Enrofloxacine, 2 -5 gr/100 kg cá/ ngày, liên tục trong 5 - 7 ngày.