Probiotics cải thiện đường ruột cho cá tầm
Thức ăn bổ sung probiotics Pediococcus pentosaceus trên cá tầm (Acipenser baerii) đã tác động tích cực đến thành phần hóa học và gia tăng hệ vi sinh vật đường ruột của cá.
Giới thiệu
Probiotics trở nên khá phổ biến trong ngành thủy sản vì chúng được xem là nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở cá, tăng khả năng chống chịu stress, đồng thời giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản.
Pediococcus pentosaceus là vi khuẩn Gram +, hiếm khí, không di chuyển và không tạo bào tử. Thuộc nhóm lactic acid bacteria (LAB) phát triển trên môi trường đặc trưng MRS lactobacilli ở 37 °C. Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn bổ sung P. acidilactici giúp tăng hệ sinh vật trong ruột cá rô phi (Oreochromis niloticus) và cá hồi cầu vòng (Oncorhynchus mykiss).
Họ cá tầm là một trong những loài có giá trị kinh tế tại vùng biển Caspian. Chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức, mất nơi cư trú và sự biến động chất lượng nước. Trong số các loài cá tầm thì A. baerii là một trong những loài có thể nuôi do chúng dễ dàng thích ứng với điều kiện nuôi, đặc biệt là chúng hoàn toàn thích hợp với thức ăn công nghiệp. Do đó, trong nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của probiotics từ P. pentosaceus lên thành phần hóa học và hệ vi sinh đường ruột của cá tầm A. baerii.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng.
Cá tầm với trọng lượng ban đầu trung bình là 143 g, cá được bố trí trong bể polyethylene 2000 lít với mật độ 15 cá/bể. Thành phần hóa học và hệ vi sinh đường ruột của cá được thu sau 8 tuần thí nghiệm.
Nghiệm thức | Hàm lượng Pediococcus pentosaceus bổ sung vào thức ăn (cfu/g thức ăn) |
TA | 2 x 10^7 |
TB | 2 x 10^8 |
TC | 2 x 10^9 |
CT | 0 |
Kết quả nghiên cứu
Thành phần hóa học cá:
Các thành phần hóa học cơ bản của cá sau thí nghiệm được phân tích bao gồm ẩm độ (Moi), protein thô (P), tổng lipid (Fat), và hàm lượng tro (Ash). Kết quả cho thấy Moi và Fat bị ảnh hưởng bởi probiotic bổ sung vào thức ăn, Moi cao nhất ở nghiệm thức CT và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức có bổ sung P. pentosaceus vào thức ăn (P>0.05); tuy nhiên, Fat cao nhất ở nghiệm thức TA (với 2 x 107 cfu/g thức ăn) và thấp nhất ở nghiệm thức CT, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0,05). Hàm lượng P và Ash không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05).
Hệ vi sinh trong đường ruột của cá:
Vi khuẩn tổng cộng (Total viable count, TVC) trong đường ruột của cá dao động từ 6,15 cfu/g (nghiệm thức CT) và 6,37 cfu/g (nghiệm thức TA), tuy nhiên không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm (P>0.05). Kết quả nuôi cấy vi sinh trong đường ruột cá với môi trường chọn lọc MRS (Man Rogosa Sharpe) cho thấy, không có sự hiện diện của P. pentosaceus ở nghiệm thức CT. Hàm lượng P. pentosaceus có sự khác biệt giữa các nghiệm thức TA, TB, và TC; trong đó, thấp nhất ở nghiệm thức TA với 4,46 cfu/g và cao nhất ở nghiệm thức TC với 5,65 cfu/g (P<0,05).
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung Pediococcus pentosaceus và thức ăn cá giúp tăng cường hệ vi sinh vật trong đường ruột của cá, thông qua việc hình thành colonized trong ruột, tăng số lượng LAB trong đường ruột, tạo môi trường cạnh tranh với các chũng vi khuẩn gây hại khác. Qua đó, tăng cường quá trình hấp thu dưỡng chất từ thức ăn giúp cải thiện thành phần hóa học của cá.
Kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực của việc bổ sung P. pentosaceus vào thức ăn của cá A. baerii.
Nguồn: Int. J. Aquat. Biol. (2016) 4 (1): 11-16
Có thể bạn quan tâm
Bột đạm thủy phân cá tra MARPRO MP67 của Công ty TNHH Marine Functional Việt Nam (MFC) được coi là giải pháp nguyên liệu nội địa cho thức ăn chăn nuôi
Thâm canh hóa làm bệnh cá dễ xảy ra - nhất là vào giai đoạn chuyển mùa. Do vậy, người nuôi cần tuân thủ theo kỹ thuật để hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra
Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.