Phytase hỗ trợ giải phóng Canxi trong khẩu phần ăn của gà thịt
Có rất nhiều nghiên cứu về Phytase, tuy nhiên hiệu quả của nó đối với hệ vi sinh đường tiêu hóa ở gia cầm vẫn chưa được biết đến nhiều. Và phytase cũng giải phóng Ca từ nguyên liệu, nhu cầu Ca là bao nhiêu khi bổ sung phytase trong khẩu phần.
Phytase là một trong những enzyme ngoại sinh được nghiên cứu nhiều nhất về việc ứng dụng nó vào chế độ dinh dưỡng ở động vật không nhai lại. Hiệu quả của Phytase đã được chứng minh qua các nghiên cứu trên nhiều vật nuôi khác nhau như: tăng năng suất vật nuôi, giữ lại chất dinh dưỡng và làm tăng tính khả dụng của chúng, bao gồm các nguyên tố đa lượng và khoáng vi lượng. Sự kết hợp ma trận phytase trong khẩu phần của gia cầm dẫn đến những thay đổi đáng kể trong việc sử dụng đá vôi và phốt phát. Thông qua việc giải phóng phốt pho (P) và canxi (Ca) từ phức hợp phytate, phytase đã giảm lượng phốt phát vô cơ và canxi cần thiết trong công thức thức ăn, thông thường được cung cấp qua mono phốt phát hoặc dicalcium phốt phát. Tuy nhiên, do phytase giải phóng nhiều P hơn Ca (theo tỷ lệ yêu cầu), dẫn đến việc bổ sung thêm đá vôi để duy trì tỷ lệ 2:1 Ca:P trong khẩu phần ăn.
Thử nghiệm với các khẩu phần ăn có nồng độ P và Ca khác nhau
Một thử nghiệm của Đại học Khoa học Sự sống Poznań, Ba Lan gồm 400 con gà mái 1 ngày tuổi giống Rosss 308 được phân vào 4 khẩu phần ăn khác nhau. Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc bổ sung phytase đối với năng suất của gà thịt được cho ăn khẩu phần chứa hàm lượng Ca và dP khác nhau, và đối với các quần thể vi sinh, cùng chất chuyển hóa của chúng ở các vị trí khác nhau trong đường tiêu hóa.
Ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển hóa thức ăn
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ loại thải thấp (<3%) và không liên quan đến khẩu phần thí nghiệm. Trong tất cả các giai đoạn thí nghiệm và trên tất cả các chỉ tiêu năng suất đo được, ta không thấy có sự tương tác giữa hàm lượng Ca và dP với việc bổ sung phytase. Ngoài ra, trong suốt thí nghiệm hàm lượng Ca và dP không ảnh hưởng đến lượng ăn vào (FI). Tuy nhiên, từ ngày 15-21, việc giảm hàm lượng dP và Ca làm giảm tăng trọng (BWG) (p><0.001) và tăng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) (p><0.001).
Trong giai đoạn đầu của thí nghiệm (ngày 1-14) phytase vi sinh ở mức 5000 FTU/kg giúp tăng trọng lượng cơ thể, lượng ăn vào và cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn. Trong giai đoạn ngày 15-21, bổ sung phytase cũng dẫn đến sự gia tăng BWG và giảm FCR, nhưng không ảnh hưởng đến lượng ăn vào. Giữa ngày 22-42 chỉ có tỷ lệ chuyển hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Nhìn chung, từ ngày 1-42, việc bổ sung 5000 FTU phytase trong mỗi kg thức ăn làm tăng BWG và giảm FCR, nhưng không làm ảnh hưởng đến lượng ăn vào.
Giảm vi khuẩn gây hại và axit lactic ở đường ruột
Tổng số lượng vi khuẩn (phương pháp đếm DAPI) giảm do giảm hàm lượng Ca và P, tuy nhiên đã được tăng lên lại bằng cách bổ sung phytase. Không có khẩu phần thí nghiệm nào làm ảnh hưởng đến số lượng Bacteroide. Số lượng khuẩn Clostridium perfringens và Enterobacteriaceae giảm ở tiêu hóa hồi tràng đối với gà ăn khẩu phần thiếu Ca và dP. Khẩu phần chứa nồng độ Ca, dP và khẩu phần bổ sung phytase không gây ảnh hưởng đến nồng độ của axit acetic và axit lactic, cũng như trên tổng SCFA trong diều gà. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa nồng độ Ca và dP* với phytase tác động đến axetat và tổng SCFA.
Kết luận
Các nhà nghiên cứu cho rằng P là yếu tố làm hạn chế quá trình lên men ở hồi tràng. Có thể kết luận rằng phytase giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột ở gia cầm. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào nồng độ P và Ca có trong khẩu phần ăn.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh mắt… Đây là triệu chứng điển hình của bệnh đậu gà.
Có rất nhiều yếu tố đóng góp nên sự thành công trong chăn nuôi gà, mỗi yếu tố lại có một vai trò và tầm quan trọng khác nhau.
Những bệnh do E. coli gây ra gọi là bệnh colibacillosis và ảnh hưởng đến tất cả các giống và tuổi của gà