Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Phương pháp sử dụng thức ăn tự chế

Phương pháp sử dụng thức ăn tự chế
Tác giả: Tuyết Phương
Ngày đăng: 04/11/2019

Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn chiếm chi phí rất lớn. Chế biến thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản bằng nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền sẽ giúp người nuôi giảm được chi phí thức ăn và gia tăng lợi nhuận.

Ưu điểm

Sản xuất thức ăn tự chế có thể sử dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ từ địa phương hoặc tận dụng phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp,… làm giảm chi phí nuôi và tăng lợi nhuận. Tôm, cá sử dụng thức ăn tự chế chất lượng thịt thơm ngon hơn và giá bán cao.

Cá bố mẹ sử dụng thức ăn cá tạp sẽ có chất lượng con giống tốt hơn so với thức ăn công nghiệp bởi phù hợp với tính ăn và thúc đẩy quá trình phát triển tuyến sinh dục. Khi sử dụng thức ăn cám công nghiệp để nuôi vỗ cá bố mẹ sẽ tích lũy mỡ nhiều trong cơ thể, quá trình chuyển hóa xảy ra chậm, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh sản của cá.

Đối với loại hình nuôi thâm canh, nhất là nuôi tôm, có thể sử dụng thức ăn tự chế vào cuối vụ, nhằm tăng sản lượng và chất lượng tôm nuôi.

Hạn chế

Thức ăn tự chế có độ kết dính kém, phân rã nhanh, vật nuôi sử dụng không gây lãng phí. Mặt khác, thức ăn tự chế dễ gây ô nhiễm môi trường nước và là nguồn gốc đưa mầm bệnh vào hệ thống phát sinh dịch bệnh. Sử dụng thức ăn tự chế chỉ nuôi được tôm, cá ở quy mô nhỏ lẻ, do nguồn cung cấp nguyên liệu phụ thuộc vào tự nhiên.

Sử dụng đúng cách

Thức ăn tươi như rau xanh, cỏ, cá tạp, ốc, thóc ngâm,… khi chế biến chỉ cần rửa sạch, băm hoặc nghiền vừa cỡ với miệng cá, rồi cho ăn ngay khi còn tươi, không để ươn, thối. Nguyên liệu chế biến thức ăn cho cá như ngô, đỗ tương, sắn, cám gạo,… cần xay nhỏ trước khi chế biến. Bột cá có thể mua sẵn hoặc chế biến tự phơi khô. Phối trộn các thành phần theo công thức, phun nước ẩm rồi đưa vào máy ép viên. Sau khi ép viên xong thức ăn được phơi nắng hoặc sấy khô để cho cá dùng dần. Với loại thức ăn chín từ các nguyên liệu dạng bột, thức ăn tươi, người nuôi có thể nấu chín để cho cá ăn.

Thức ăn tự chế cho tôm cá tại các nông hộ với nguyên liệu sẵn có đã được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất ở một số địa phương. Tuy nhiên, do hạn chế bởi kỹ thuật ép viên và không giải quyết tốt thời gian tan rã của thức ăn nên việc sản xuất này cũng không phát triển được.

Thức ăn tự chế phải đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cho tôm, cá nuôi. Đối với nuôi nước ngọt, người dân đang sử dụng cám gạo, bột ngô, khoai, đậu phộng, bột cá… phối trộn để mang lại hiệu quả cao. Với các loài tôm, cá nuôi nước lợ (tôm sú, cá chẽm, cá chim, cá bớp) sử dụng nguyên liệu từ cá tạp, ruốc và hến làm thức ăn tự chế. Thức ăn tự chế chỉ nên sử dụng ở những địa phương có sẵn nguyên liệu để tận dụng hoặc có giá thành rẻ.

Nên sử dụng thức ăn tự chế đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến và nuôi các đối tượng như: cá bố mẹ, và một số loài cá biển. Mặt khác người nuôi nên sử dụng thức ăn tự chế đối với những ao nuôi có thể thay nước dễ dàng, vì loại thức ăn này dễ gây ô nhiễm nước.

Việc sử dụng nguyên liệu cá tạp để tự chế thức ăn nuôi tôm cá phổ biến ở nhiều tỉnh ven biển đã góp phần quan trọng trong phát triển nghề nuôi biển và tạo việc làm cho hàng vạn ngư dân.  


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi tại Quảng Ngãi Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi tại Quảng Ngãi

Mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm ghép ốc hương thương phẩm trong ao; đây được xem là giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh.

02/11/2019
Lựa chọn ngư trường phù hợp Lựa chọn ngư trường phù hợp

Lựa chọn ngư trường phù hợp từng loại hình khai thác là yếu tố quyết định để có thể nâng cao năng suất, hạn chế tai nạn thường gặp và mang lại hiệu quả kinh tế

04/11/2019
Dinh dưỡng thức ăn ấu trùng tôm Dinh dưỡng thức ăn ấu trùng tôm

Thức ăn chiếm phần lớn chi phí sản xuất tôm giống, đồng thời quyết định chất lượng tôm giống. Vì vậy cần có chế độ cho ăn thích hợp để hạ giá thành sản phẩm

04/11/2019