Trang chủ / Cá nước mặn / Cá mú

Phương Pháp Nuôi Cá Mú

Phương Pháp Nuôi Cá Mú
Ngày đăng: 15/11/2013

Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Chúng được nuôi nhiều ở các nước như: Trung quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Brunei và Việt nam…

 

Cá mú thuộc họ Serranidae, trên thế giới có 159 loài thuộc 15 giống (De Bruin, Russel, & Bogusch, 1995), ở  Việt Nam có 48  loài thuộc 11 giống (Lê Trọng Phấn, 1997). Cá mú phân bố ở vùng biển nước ấm, nơi có đá ngầm rạng san hô. Mùa hè sống ở ven bờ, mùa đông di cư ra vùng xa bờ. Chúng có tập tính dinh dưỡng ăn thịt, thức ăn gồm cá con, mực, giáp xác, thường ăn thịt lẫn nhau ở giai đoạn cá con. Phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có rạng san hô, đá ngầm. 
 Nghề nuôi cá mú ở Châu Á đã xuất hiện khá lâu, nhưng nguồn cá giống hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá mú đã bắt đầu ở Nhật Bản vào thập niên 60, các nước Đông Nam Á vào cuối thập niên 70. Đến nay, hơn 10 loài cá mú đã được nuôi và sản xuất giống nhân tạo như: cá mú đen chấm đen (Epinephelus malabaricus), cá mú đen chấm nâu (E.coioides), cá mú ruồi (E. tauvina), cá mú đỏ (E. akaara), cá mú cọp (E. fuscoguttatus), cá mú nghệ (E. lanceolatus), cá mú chuột (Cromileptes altivelis), cá mú sao (Plectropomus leopardus), cá mú son (Cephalopholis miniata)… 
Một số loài cá mú được nuôi phổ biến ở các  quốc gia trong khu vực

 

 

NUÔI CÁ THỊT 
 Tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các loài: tốc độ tăng trưởng của một vài loài cá mú nuôi ở nước ta sau 1 năm: cá mú son là 0,3 - 0,4 kg, cá mú đen chấm đen: 0,8 kg, cá mú đen chấm nâu 0,8 kg, cá mú ruồi: 1 - 1,2 kg, cá mú nghệ: 3 - 4 kg.   
 A. Nuôi trong ao

Chọn địa điểm và chuẩn bị ao nuôi

 Vị trí nuôi phải có đủ nguồn nước biển, độ mặn của nước trong khoảng 18-32 ‰ và nhiệt độ 27-30oC, hàm lượng oxy hoà tan trên 3mg/lít, pH từ 7-8. Vị trí nuôi không bị ô nhiễm do nước thải (công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt), thuận tiện giao thông và liên lạc. Có nguồn cá giống rô phi và nguồn cá tạp (cá mồi) quanh năm. 
 Ao đất hoặc bê tông hình chữ nhật diện tích từ 0,5-1 ha. Độ sâu nước ao từ 1-2m. Hệ thống cống đôi bằng gỗ hoặc bê tông để cấp nước và thoát nước riêng biệt. Đáy ao phải phẳng và sạch để dễ quản lý và thu hoạch. Ao được tháo cạn nước và phơi khô đáy ao. Diệt cá tạp và địch hại trong ao bằng bột bả trà (Saponin) ở liều 100 ppm và cấp nước từ từ vào để tạo sự phát triển thức ăn tự nhiên trong ao. 
Để tăng diện tích trú ẩn cho cá mú, các ống tre hoặc ống nhựa PVC 0,5m chiều dài và 100 cm đường kính được buộc thành bó, cho vào các khu vực riêng biệt của ao nuôi. Ở mỗi vị trí được đặt khoảng 12 bó. Trang bị hệ thống máy quạt nước và máy bơm. 
Thả giống nuôi và chăm sóc 
 Thả 5.000-10.000 cá rô phi bố mẹ/ha, tỉ lệ đực/cái 1/5 đực để sản xuất cá rô phi giống làm nguồn thức ăn cho cá mú nuôi. Thả cá mú giống với mật độ 5.000 con/ha. Ngoài thức ăn tự nhiên là cá rô phi con, ngày cách ngày cho cá ăn thêm cá tạp hoặc tôm tép nhỏ với khẩu phần hàng ngày 3-10% thể trọng. Nên cho ăn 2 lần/ngày, vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối. Một phần thức ăn được đặt trong khay để kiểm tra tình trạng bắt mồi của cá, phần thức ăn còn lại rãi đều khắp ao. Định kỳ hàng tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá, điều chỉnh khẩu phần thức ăn hàng ngày. Hệ số thức ăn (FCR) từ  4 – 8. Thay nước từ 40-70%/ngày.

  B. Nuôi trong lồng lưới

 Chọn vị trí nuôi


 Lồng lưới nên được đặt ở các vùng nước yên tĩnh, tại các vùng đầm phá, eo vịnh khuất gió ở các khu vực cửa sông hoặc đảo, không bị ô nhiễm công nông nghiệp, nội địa các chất độc và ít bị ảnh hưởng lũ mưa. Mật độ và cỡ cá thả nuôi

 Cá giống nhỏ 2-3 cm sẽ được thả ương trong lồng lưới nhỏ (3x3x2 m) với kích cỡ mắt lưới 0,5-1,0 cm để tập cho ăn và tập quen với môi trường bè. Mật độ thả 50-60 con/m3. Thời gian ương 30-45 ngày đạt cỡ cá giống lớn 10-20 cm. Cá giống lớn được thả nuôi trong lồng lưới lớn (5x5x2m), mặt lưới 2-4 cm. Mật độ thả 10-20 con/m3. Trong quá trình nuôi nên tiếp tục phân cỡ để tránh hiện tượng cá ăn nhau.

Cho ăn và chăm sóc


 Cá thường được tập cho ăn cá tạp và tôm tép nhỏ đã chết còn tươi trong vòng 1-3 tuần. Trong vài tháng đầu cá được cho ăn khẩu phần 10% thể trọng/ngày. Sau đó, giảm xuống 5-6% thể trọng/ngày. 
 Hàng ngày nên được kiểm tra lồng lưới để tránh hiện tượng cá ra ngoài do hư hỏng. Định kỳ vệ sinh lưới để đảm bảo sự thông thoáng của nước qua lưới được tốt và loại bỏ một số ký sinh trùng và vi sinh vật có hại bám vào lưới.

Thu hoạch

 Thời gian nuôi 6-8 tháng, cá đạt trọng lượng trên 500gr bắt đầu thu hoạch từng phần bằng lưới nâng (dạng vó) tại các vị trí cho ăn trong ao. Lưới thu hoạch có kích cỡ 4x2x1m được đặt xuống gần đáy ao. Các vật dụng trú ẩn bằng ống PVC (đường kính 100-120 cm) được buộc thành bó đặt ở giữa lưới để gom cá lại trong các vật dụng trú ẩn, khi cá đã tập trung vào các vật dụng trú ấn sẽ nâng lưới lên để bắt lấy những cá có trọng lượng trên 400 gr chuyển đến bè thu hoạch được lắp đặt sẵn trong ao (8x4x1m hoặc 4x2x1m, mắt lưới 2-4 cm). Mật độ thả cá trong các bè này từ 10-20 con/m3. Cá mú được cho ăn 5% trọng lượng thân ngày cách ngày trong khi chờ tiêu thụ. Thu hoạch toàn bộ được tiến hành khi chỉ còn một ít cá mú trong ao sau khi đã thu từng phần, lúc này tháo cạn nước và sử dụng vợt để bắt cá.
   Trước khi vận chuyển, cá được cho vào các bể xi măng sục khí 1-2 giờ, sau đó cho các bao đựng nước đá vào bể hạ nhiệt độ từ từ xuống 18oC. Sau đó cho từ 3-5 cá vào bao nylon bơm oxygen có mức nước 3-5 cm trong bao, cuối cùng cho vào thùng xốp (30x30x20 cm), cho một ít nước trong thùng xốp để làm mát trong quá trình vận chuyển.
  MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

 -  Bệnh do nguyên sinh động vật: Cryptocaryon irritans, Trichodina, Brooklynella.

 -  Bệnh do kí sinh trùng: Rhexanellosis, Benedenia, sán dây Tetrarhynchida

 -  Bệnh do vi khuẩn: các nhóm Vibrio, Aeromonas, Flexibacter, và Streptococcus. Các nhóm Vibrio spp gây các triệu chứng xuất huyết trên cớ thể hoặc vùng đuôi, Flexibacter thường gây cụt đuôi.

 -  Bệnh virus gây hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis) làm thân cá đen, bơi lờ đờ nổi trên mặt nước, mất phụ bộ.Bệnh cột sống cũng do virus, làm thân cá đen và cột sống bị biến dạng.


Có thể bạn quan tâm

Các Bệnh Thông Thường Ở Cá Mú Các Bệnh Thông Thường Ở Cá Mú

Là tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ nhất, thông thường bằng 1/20 kích thước của vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào sinh vật sống, sinh sản bên trong ký chủ và gây bệnh bằng cách làm tổn hại các mô của ký chủ

31/12/2010
Chu Trình Nuôi Cá Mú Khép Kín Ở Đài Loan Chu Trình Nuôi Cá Mú Khép Kín Ở Đài Loan

Hiện nay Ðài Loan có khả năng sản xuất giống cá mú ở quy mô thương mại lớn, cung cấp giống và trứng cá mú đã thụ tinh để xuất khẩu sang các thị trường khác

31/12/2010
Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú

Cá mú thuộc loại cá nước mặn, sống ở biển nhiệt đới, á nhiệt đới. Tập trung nhiều loài ở vùng biển Thái Bình Dương. Nước ta có tới 30 loài cá mú, trong đó có 7 loài được ưa chuộng vì có giá trị cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là

31/12/2010
Một Số Loài Cá Mú Một Số Loài Cá Mú

Người ta tìm thấy nhưng con trưởng thành ở chỗ đá ngầm hoặc đáy bùn và cát. Họ bắt cá con ở những phá thuộc miền duyên hải và cửa sông. Ở những vùng nước tây Phi, loài này có khẩu phần ăn gồm: cá (58%), stomatopods (21%), cua (10%), động vật chân đầu (10%). Chúng là loài có cơ quan sinh dục đực lẫn cái.

31/01/2013
Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Vibrio Ở Cá Mú Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Vibrio Ở Cá Mú

Tình trạng cá mú chết hàng loạt đang xảy ra tại vùng nuôi thủy sản xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), với biểu hiện lở loét khắp cơ thể cá tương tự như ở xã Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi.

03/06/2013