Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Phương pháp mới giúp phát hiện sớm bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm

Phương pháp mới giúp phát hiện sớm bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm
Tác giả: CTV An Lê - Nghiên cứu của TS JEE EUN HAN
Ngày đăng: 17/09/2021

Hoại tử gan tụy cấp (AHPND) gây thiệt hại rất lớn cho ngành nuôi tôm công nghiệp ở khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ. Do đó, nhu cầu về chẩn đoán sớm bệnh AHPND trên tôm bố mẹ là rất cấp thiết nhằm giảm thiệt hại ngay từ đầu. Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp chẩn đoán sớm căn bệnh này thông qua phân tích PCR phân tôm.

Thí nghiệm đánh giá mẫu phân tôm

Tôm thí nghiệm gồm 4 con sạch bệnh(8.5g/con) được cho ăn 1 lần/ngày, gây cảm nhiễm với V.parahemolyticus (10^8 CFU/ml) bằng phương pháp ngâm.

Sau đó, được khử trùng lại bằng formalin-iodine, và đưa vào từng bể riêng biệt.

Tiến hành thu phân tôm sau 3 ngày. Kết quả kiểm tra mô bệnh học, không thấy mô có biểu hiện tổn thương do AHPND, nhưng kết quả PCR(DNA chiết tách từ phân tôm) lại cho thấy dương tính mạnh. Điều này cho thấy, mẫu phân tôm có thể được dùng để chẩn đoán sớm những con tôm đang ủ bệnh hoặc có mức độ nhiễm AHPND thấp.

Hình 1. Quy trình chuẩn bị thí nghiệm và thu mẫu

Thí nghiệm so sánh độ nhạy PCR giữa các mẫu phân tôm

Tôm thẻ sạch bệnh 80 con (0.7g/con) được bố trí ngâm với V.parahemolyticus (10^8 CFU/ml) trong 1h và 6h. Thu mẫu phân tôm sau 24h. Mẫu phân được chia làm hai phần ,một phần dùng để chiết tách DNA và phân tích PCR, phần còn lại được nuôi tăng sinh trong môi trường TSB+ ủ ở 28-290C trong vòng 6h, dung dịch này sau đó sẽ dùng để phân tích PCR.

Kết quả

Ngâm 1h: tôm bị ức chế hoạt động vào ngày thứ 4, và tỉ lệ chết là 45% vào ngày thứ 6.  Qua phân tích PCR từ 12 mẫu phân cho thấy, 7 mẫu dương tính mạnh, 4 mẫu dương tính yếu và 1 mẫu không phát hiện.

Ngâm 6h: Tôm chết từ từ vào ngày thứ 1 và chết hoàn toàn vào ngày 2. Mẫu phân chiết tách DNA và mẫu phân tăng sinh đều cho kết quả dương tính mạnh.

Hình 2. Kết quả PCR từ hai mẫu phân tôm

Kết Luận

Nghiên cứu cho thấy không phải tất cả tôm nhiễm AHPND đều chết 100%, sẽ có những con sống sót nhưng lại mang mầm bệnh tiềm ẩn trong ao nuôi tôm, và điều này rất dễ dẫn đến dịch bệnh bùng phát trở lại.

Phương pháp chẩn đoán này không đòi hỏi phải thu tôm sống để lấy mẫu – điều mà khó thực hiện với tôm bố mẹ có giá trị cao. Chỉ cần phân tich PCR đối với mẫu phân tôm là có thể đưa ra chẩn đoán sớm AHPND trong ao nuôi tôm.

Phát hiện mới này sẽ tạo ra một bước ngoặt mới trong việc chẩn đoán AHPND, giúp các hộ nuôi tôm xây dựng một chiến lược quản lý dịch bệnh chặt chẽ hơn, nhằm giảm bớt thiệt hại của căn bệnh nguy hiểm này trên tôm nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Chìa khóa đảm bảo an toàn sinh học trong hệ thống RAS Chìa khóa đảm bảo an toàn sinh học trong hệ thống RAS

An toàn sinh học trong hệ thống RAS liên quan đến việc giải quyết các nguy cơ rủi ro bên trong và bên ngoài.

17/09/2021
Những biện pháp cải thiện chất lượng thịt cá nuôi Những biện pháp cải thiện chất lượng thịt cá nuôi

Bài viết cung cấp những phương pháp cải thiện chất lượng cơ thịt của cá được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam.

17/09/2021
Kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên sông Kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên sông

Để nuôi cá lồng bè trên sông đạt hiệu quả cao và giảm thiểu thiệt hại người nuôi cần lưu ý các kỹ thuật sau: Vị trí đặt lồng, thả cá giống, quản lý, chăm sóc…

17/09/2021
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.