Phương pháp lấy mẫu đơn giản giúp phát hiện bệnh lở mồm long móng
Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Vi sinh vật Ứng dụng và Môi trường, một tạp chí của Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ, lấy mẫu môi trường là một cách hiệu quả để phát hiện bệnh lở mồm long móng.
Phương pháp lấy mẫu bằng cách lấy miếng gạc thấm lên bề mặt môi trường của chuồng nuôi, có thể dễ dàng thực hiện và có thể phát hiện vật liệu di truyền của virus có thể tồn tại trong môi trường ngay cả khi vật nuôi chấm dứt biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Không giống như lấy mẫu lâm sàng, những người lấy mẫu không cần phải nhận ra dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Do đó, nông dân sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển có thể lấy mẫu thay cho bác sĩ thú y.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã lấy gạc thấm từ nhiều bề mặt môi trường trong 24 trang trại nhỏ tại 9 địa điểm khác nhau ở Thung lũng Kathmandu của Nepal, nơi các kỹ thuật viên thú y địa phương đã xác định các dấu hiệu lâm sàng của bệnh ở gia súc. Các nhà nghiên cứu đã lấy gạc từ chuồng nuôi, các khu vực xung quanh chuồng, và các địa điểm khác nơi những con vật đã từng ở. Họ đã gửi những mẫu này để đánh giá tại Viện Pirbright ở Pirbright, Surrey, Vương quốc Anh, nơi Tiến sĩ Colenutt làm việc. Tiến sĩ Colenutt nói: “Trong tương lai, chúng tôi hy vọng có thể áp dụng công nghệ chẩn đoán di động để đạt được kết quả nhanh chóng trong lĩnh vực này”.
Hầu hết các trang trại trong nghiên cứu là chuồng nuôi nhỏ của nông dân với số lượng vài con bò và vài con dê.
Con người không bị lây bệnh lở mồm long móng từ gia súc, và bệnh thường không làm động vật chết. Tuy nhiên, nó có thể làm giảm đáng kể sản lượng sữa và thịt, tạo ra khó khăn cho nông dân sản xuất nhỏ.
Bệnh lở mồm long móng cũng có thể có tác động lớn đến nền kinh tế quốc gia. Tiến sĩ Colenutt nói: “Ở các quốc gia không có dịch bệnh lở mồm long móng, sự xâm nhập của bệnh lở mồm long móng có thể gây ra những tổn thất đáng kể do các hạn chế về mức độ áp dụng các biện pháp kiểm soát cần thiết tiếp theo để loại trừ căn bệnh này. Ở Anh, khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2001, động vật phải được tiêu huỷ, tạo ra chi phí rất lớn cho ngành nông nghiệp. Dịch bệnh này đã gây thiệt hại 6 tỉ bảng Anh (khoảng 12 tỷ USD, tương đương với 200 USD hiện tại cho mỗi công dân Anh tại thời điểm bùng phát dịch bệnh).
Tiến sĩ Colenutt nói: “Các phương pháp phát triển giám sát môi trường có lợi ích gấp đôi, các kỹ thuật giám sát mới có thể hỗ trợ mạnh mẽ việc loại bỏ dịch bệnh. Bệnh lở mồm long móng hiện đang xảy ra ở một số vùng của châu Á, châu Phi và Trung Đông”.
Bệnh lở mồm long móng do một thành viên thuộc chi Aphthovirus gây ra. Nó gây ra mụn nước trong miệng và trên bàn chân của gia súc như dê, lợn, và các động vật có móng chẻ đôi khác. Virus này chứa một chuỗi RNA duy nhất mã hóa bộ gien của nó.
Có thể bạn quan tâm
Bưởi bonsai là một loài cây cảnh được nhiều người ưa thích, nhất là vào dịp tết Nguyên đán
Xuất phát từ nhu cầu làm đất, lên luống và yêu cầu nông học của việc trồng dưa hấu tại tỉnh Tiền Giang, tác giả nghiên cứu tạo máy vun luống trồng dưa hấu
Mô hình trồng cải xà lách xoong tại xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho bà con nơi đây.