Phương Pháp Lai Tạo Giống Bò Sữa

Tinh viên hay còn gọi là tinh đông viên được SX từ tinh dịch của bò đực giống. Sau khi pha loãng trong môi trường, người ta làm đông lạnh để bảo quản. Loại tinh đông viên có giá thành rẻ, dễ SX, dễ bảo quản. Dụng cụ dùng để phối tinh đơn giản và rẻ tiền. Tuy vậy ở dạng tinh đông viên có nhược điểm: Trong quá trình thao tác dễ nhiễm bẩn và không ghi lại được số liệu của con đực giống trên viên tinh từ đó khó khăn cho công tác quản lý giống. ở nước ta đã SX thành công tinh đông viên ở Trung tâm Moncada bao gồm các giống bò Redsindhi, Brahman, Saliwal chủ yếu phục vụ cho chương trình sinh hoá đàn bò để cải tạo đàn bò vùng địa phương như ở Hàm Thuận Bắc đã thực hiện.
Tinh cọng rạ là tiến bộ mới trong kỹ thuật SX tinh. Tinh dịch của bò đực giống tốt sau khi pha loãng được nạp vào trong ống nhựa (giống như ruột bút bi) nên đặt tên cho nó là tinh cọng rạ. Ưu điểm của tinh cọng rạ là hạn chế thấp nhất sự nhiễm bẩn trong quá trình bảo quản và thao tác phối giống. Tinh cọng rạ có thể ghi được số liệu của bò đực giống trên cọng rạ, vì vậy thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý giống. Nước ta đã SX thành công tinh cọng rạ tại Trung tâm Mondaca gồm các loại tinh bò sữa Zebu giá rẻ 17.000đ/1 cọng rạ. Ngoài ra chúng ta còn nhập tinh từ Mỹ, Pháp, Hà Lan v.v...
Huyện Hàm Thuận Bắc hiện nay đang xây dựng chương trình phát triển bò sữa giai đoạn 2003 - 2010. Bà con nông dân ở các xã, thị trấn đã có bò nái nền (Lai sind) tốt nên liên hệ với cơ quan khuyến nông huyện, tỉnh mua tinh của bò sữa dưới hai dạng tinh đông viên, tinh cọng rạ về phối cho bò cái sinh sản khi phát dục, sẽ tạo ra giống bò hướng sữa. Chú ý cần phải có kỹ thuật giỏi để thao tác phối tinh cho bò chắc chắn và có hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò là nghề truyền thống của bà con nông dân trong tỉnh, ngoài sản xuất nông nghiệp bà con nông dân tận dụng thời gian nông nhàn để chăn nuôi bò cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, từ khi phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển tạo ra nhiều phụ phẩm trong nông nghiệp đã giúp bà con nông dân có đủ nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi.

Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, vệ sinh chuồng trại, cho ăn đúng tiêu chuẩn và hợp lý vệ sinh,... là những cách phòng bệnh cho bò đơn giản mà hiệu quả.

Theo số liệu thống kê có tới 13,8% số trâu, bò mắc bệnh Anthrax (bệnh than) hay còn có tên khác là tili ka bukhar hoặc milzrand. Hiện tượng thường gặp là lá lách sưng to.

Thức ăn thô xanh chiếm vị trí rất quan trọng đối với gia súc ăn cỏ nói chung và gia súc nhai lại nói riêng và chiếm đến 80% khẩu phần thức ăn hàng ngày của gia súc.

Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó chăn nuôi bê con bằng sữa bột là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, đã và đang được người dân áp dụng phổ biến.