Trang chủ / Cây ăn trái / Chuối

Phương Pháp Cơ Bản Gieo Trồng Cây Chuối

Phương Pháp Cơ Bản Gieo Trồng Cây Chuối
Ngày đăng: 10/02/2012

1. Giàn che nắng

Dùng ống sắt hoặc thép làm giàn che nắng theo kiểu mái nhà. Để tiện lợi cho việc tưới tiêu và chống gió lớn, mái giàn thường làm theo hình tam giác hoặc hình vòm cong. Sau khi làm xong giàn bằng ống sắt thép, dùng lưới 50-75 phủ lên trên giàn, dùng dây thừng hoặc dây kẽm cố định lại giàn.

2. Đất dinh dưỡng

Đất dinh dưỡng rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của cây mầm. Dùng bùn ao hồ, đất nung, phân hữu cơ theo tỷ lệ 5:1:1, thêm vào một ít phân lân và trộn đều, sau đó lọc ra những chất cặn bã. Đất dinh dưỡng sẽ được bỏ vào trong túi nylon trước khi cấy ghép cây chuối giống một tuần, dùng thuốc để khử trùng. Thông thường sử dụng túi nylon quy cách 10-12cm, phía đáy túi có nhiều lỗ nhỏ, đất chiếm 80% túi nylon, 20% phía trên là cát nhuyễn. Đất dinh dưỡng phải được ép thật chặt, những túi chứa đất dinh dưỡng phải được sắp xếp gọn gàng, chiều rộng mỗi hàng không quá 120cm, giữa hai hàng cách nhau một đường rãnh 40-50cm làm đường đi và thuận tiện cho việc quản lý.

3. Đào tạo và cấy ghép

Trước khi cấy ghép, phải tiến hành đào tạo cây giống. Thông thường, rễ cây sẽ rất khỏe sau 20 ngày chăm sóc, thân cây cao khoảng 5cm, có 2 tán lá xanh, thời điểm này có thể đào tạo cây giống. Thời gian đào tạo cây giống khoảng 15-30 ngày. Nhiệt độ từ thấp đến cao, chuyển dần dần từ thấp lên cao, thích hợp nhất từ 30-35oC. Lúc bắt đầu đào tạo cây giống, cường độ ánh sáng và nhiệt độ không được quá cao. Sau khi đào tạo 5 ngày, thân cây to, màu đậm hơn, lá mọc dày hơn, lúc này có thể điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng cao hơn. Khi đã mọc 3-4 lá, bộ rễ phát triển đầy đủ thì có thể chuẩn bị cấy ghép. Cây giống sau khi được đào tạo phải dùng nước sạch xối vào phần rễ và dùng thuốc ngâm phần rễ cây khoảng 1 phút. Trước khi cấy ghép phải tiến hành phân loại, cao thấp khác nhau sẽ được chia ra trồng. Để dễ quản lý, khi cấy ghép, cây chuối giống phải được trồng ở phần đất nằm phía dưới lớp cát nhuyễn, rễ cây bắt buộc phải được vùi trong lớp cát và ép chặt đất, chú ý không được làm tổn hại đến cây con. Để phòng tránh bệnh cho cây, phải tưới đủ nước cho rễ cây.

4. Làm đất và bồi đất

Cây con trong bầu rất dễ trổ ra ngoài, lại không thích hợp trồng sâu xuống đất, khi làm đất phải để dành đủ đất cho việc bồi đất. Cây chuối thích hợp trồng cao hơn hố gieo trồng 10-15cm. Khi cây con trong bầu phát triển, lúc bón phân phải bồi đất từ rãnh vào hố gieo trồng, đề phòng cây bị trổ đầu ra. Đối với đất khô, khi đào rãnh có thể đào rãnh cạn, nhưng dần dần phải đào sâu hơn.

5. Gieo trồng

Cây con trong bầu mọc 6-8 lá (bao gồm cả 3 lá trước khi cấy ghép) thì có thể gieo trồng. Thông thường gieo trồng vào mùa xuân là thích hợp nhất. Trước khi gieo trồng phải đào tạo cây con, để cây con thích nghi với khí hậu, khi mở túi nylon phải cẩn thận, không được để đất trong túi bị rời ra, sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và sinh trưởng của cây.

6. Bón phân

Lúc đầu, cây con trong bầu không hấp thụ phân bón tốt, khi bón phân hữu cơ thì phải bón sâu, không thể để rễ cây chạm vào đất có phân. Phân gia súc phải ủ rồi bón ở lớp đất dưới 30cm hoặc bón trên lớp đất 60-80cm. Vào mùa mưa có thể trồng trực tiếp, khi cây mọc lá mới thì tiến hành bón phân, sau khi trồng 2 tháng, mùa khô có thể dùng 0,1-0,2% phân hợp chất để tưới cây con, mỗi cây cần 1-2kg phân bón, có thể dùng nước phân loãng. Mùa mưa có thể dùng 10g urê và hợp chất rắc ở phía dưới cách cây 15-20cm. 7-10 ngày bón phân 1 lần, nếu có điều kiện có thể phối hợp phun phân dinh dưỡng vào thân cây. Tùy vào sự sinh trưởng của cây, lượng phân bón có thể nhiều hơn. Vào giữa thời kỳ, bón phân 15-25 ngày 1 lần, vào thời kỳ cuối, bón 25-30 ngày 1 lần. Cây con trong bầu trồng vào mùa xuân phải tăng cường chế độ phân bón, thì mới có thể kịp tháng 10 ra hoa. Cây con trong bầu được bón phân đầy đủ sẽ rất khỏe, lá non mọc ra sẽ có hình xoắn ốc, lá này lớn hơn lá kia.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Chuối Lùn Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Chuối Lùn

Trong những năm gần đây, cây chuối lùn là sự lựa chọn để phát triển kinh tế của nhiều hộ bà con ở xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.

31/05/2014
Phát triển cây chuối xiêm Thái trên vùng đất phèn, trũng Phát triển cây chuối xiêm Thái trên vùng đất phèn, trũng

Lợi thế của chuối xiêm Thái là dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, trồng một lần có thể thu hoạch trong nhiều năm, đầu ra luôn ổn định.

25/09/2017
Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu đầu tiên ở huyện Long Hồ Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu đầu tiên ở huyện Long Hồ

Hiện nhiều bà con nông dân ở Vĩnh Long trồng giống chuối già Nam Mỹ để xuất khẩu, bước đầu mang lại hiệu quả phấn khởi.

03/10/2017
Kỹ thuật trồng cây chuối đỏ cho trái cực ngon mang lại 'siêu' lợi nhuận Kỹ thuật trồng cây chuối đỏ cho trái cực ngon mang lại 'siêu' lợi nhuận

Kỹ thuật trồng cây chuối đỏ là một mô hình tưởng mới nhưng thực ra vài năm trở lại đây được nhiều người trồng không chỉ bởi thơm ngon mà nó mang lại kinh tế cao

06/12/2017
Kỹ thuật trồng chuối ngự - đặc sản tiến vua ăn quanh năm Kỹ thuật trồng chuối ngự - đặc sản tiến vua ăn quanh năm

Cũng giống như nhiều loại chuối khác, kỹ thuật trồng cây chuối ngự khá đơn giản nhưng quả ngon thu lợi nhuận cao. Kỹ thuật trồng chuối ngự - đặc sản tiến vua ăn

06/12/2017