Phun thuốc gì đặc trị sâu cuốn lá?
Theo nhiều nông dân, vụ lúa hè thu năm 2020 sâu cuốn lá xuất hiện sớm hơn mọi năm, mật độ cũng cao hơn.
Sâu cuốn lá xuất hiện sớm
Hiện nay, vụ lúa hè thu (HT) 2020 tại một số tỉnh của ĐBSCL, đang xuất hiện sâu cuốn lá trên diện rộng và có mật số rất cao, từ 50 - 100 con/m2.
Nông dân Trương Văn Na, ngụ ấp Trung Hưng 1A, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) cho biết: Gia đình vẫn đang loay hoay tìm thuốc đặc trị bệnh sâu cuốn lá. Vì hơn 2 ha lúa Đài Thơm 8 gieo sạ được khoảng 1 tháng đang bị bùng phát dịch sâu cuốn lá gây hại. Trước đó, khi lúa được 14 ngày tuổi sâu đã xuất hiện rải rác và mật số ngày càng tăng.
Theo anh Na cho biết, hiện tại mật độ sâu cuốn lá xuất trên ruộng anh có thể lên tới 150 con/m2. Do ảnh hưởng của thời tiết, nên vụ lúa hè thu năm 2020 sâu cuốn lá xuất hiện sớm hơn mọi năm, việc chăm sóc phòng chống, sâu bệnh, chăm sóc cây lúa cũng gặp nhiều khó khăn hơn mọi năm.
Được biết, vụ lúa HT chính vụ tại Bạc Liêu đã xuống giống 43.845 ha. Trong đó, huyện Hồng Dân 2.509 ha, Phước Long 11.836 ha, Giá Rai 7.500 ha, Hòa Bình 10.500 ha, Vĩnh Lợi 11.500 ha. Hiện các trà lúa chủ yếu ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh.
Ngoài ra, vụ HT sớm tỉnh Bạc Liêu xuống giống 7.525 ha, tập trung ở huyện Hồng Dân (5.625 ha) và Phước Long (1.900 ha). Hiện nay, lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trổ bông.
Tại Sóc Trăng, một số huyện như: Mỹ Tú, Thạnh Trị, Châu Thành chủ yếu các trà lúa trong giai đoạn từ 20 - 50 ngày sau khi sạ, xuất hiện sâu cuốn lá rất nhiều. Mặc dù nông dân đã chủ động phun thuốc nhiều lần với nhiều sản phẩm thuốc khác nhau nhưng không hiệu quả, thậm chí một số nơi đã xuất hiện sâu cuốn lá gối lứa.
Anh Nguyễn Chí Tình, nông dân ngụ ấp Trà Coi B, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) cho biết: Vụ HT này gia đình tôi sạ 5 ha lúa giống OM 545, hiện nay lúa đã được 40 ngày tuổi. Trước đó khi lúa được 25 ngày tuổi đã xuất hiện sâu cuốn lá, sau đó gia đình anh đã chủ động phun thuốc. Chủ quan lúa mình sẽ không còn sâu nên anh Tính quyết định rải thúc lúa phát triển. Tuy nhiên, khoảng 10 ngày sau, ra thăm đồng thì anh Tính mới giật mình khi 5 ha lúa bị sâu cuốn lá xuất hiện trắng cả đồng. Sau đó, anh đã phun nhiều loại thuốc nhưng lúa vẫn không hết.
Tương tự, ông Văn Đông, ngụ ấp An Tập, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết: Vụ lúa HT năm nay gia đình tôi gieo sạ 3 ha lúa giống OM 18, hiện nay lúa đã được 43 ngày tuổi. Trước đó, khoảng 30 ngày đầu cây lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, sau đó lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá, lúc đầu chỉ vài chục con/m2. Nhưng dần dần mật độ sâu cuốn lá xuất hiện ngày càng cao, có chỗ trên cả 100 con/m2. Sau đó, mặc dù đã phun 3 lần thuốc trong vòng một tuần lễ với nhiều loại thuốc khác nhau, nhưng cây lúa vẫn không hết sâu cuốn lá.
Lo sâu cuốn lá gối lứa
Theo nhận định của ngành nông nghiệp, trung bình một vụ lúa, sâu cuốn lá sẽ xuất hiện 2 đợt trên đồng ruộng. Đợt thứ nhất, sâu cuốn lá xuất hiện từ sau 15 - 25 ngày sau khi sạ. Trong giai đoạn này, sâu cuốn lá thường xuất hiện nhiều, mật độ khác nhau. Riêng đối với vụ lúa HT năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng nhiều hơn, đã làm mật độ sâu cuốn lá có thể đạt trên 100 con/m2. Đặc biệt, những khu vực bị nhiễm nặng, sâu cuốn lá có thể xuất hiện ở mật độ 150 - 200 con/m2.
Đây là thời điểm thích hợp để sâu phát triển rất mạnh. Vì thế , bà con nông dân khi ra thăm đồng nên chú ý nếu trên lúa vừa có sâu cuốn lá, vừa có bướm, đó là biểu hiện xuất hiện của sâu cuốn lá gối lứa. Khi thấy tình trạng trên, bà con cần theo dõi thường xuyên và có thể phun thuốc lần 2 sau từ 5 - 7 ngày nếu thấy sâu cuốn lá còn xuất hiện trên ruộng. Trong đợt thứ nhất, tỷ lệ lá bị hại có thể sẽ cao nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa không nhiều lắm. Vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới.
Đối với giai đoạn hai, nếu giai đoạn thứ nhất quản lý sâu bệnh không hiệu quả, theo vòng đời sâu cuốn lá sẽ xuất hiện trong giai đoạn thứ hai (giai đoạn đòng – trổ). Đặc biệt, trong giai đoạn này, sâu cuốn lá sẽ ảnh hưởng đến năng suất rất lớn. Chỉ khoảng 5 con/m2 thì cũng đã ảnh hưởng rất lớn đối với năng suất. Do đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng, làm lép hạt, sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nếu kiểm tra ngẫu nhiên 100 lá mà thấy có 5 lá bị cuốn có sâu còn sống nằm bên trong thì phải xịt thuốc để diệt trừ.
Tính đến ngày 16/6, diện tích nhiễm sâu bệnh tại tỉnh Bạc Liêu các loại là 9.652 ha (tăng 156 ha so với tuần trước), các đối tượng phát sinh gây hại lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh, đòng trổ. Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ diện tích nhiễm là 4.840 ha (tăng 1170 ha so với tuần trước), phân bố ở các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long và TX Giá Rai, có 300 ha nhiễm nặng (huyện Vĩnh Lợi), mật độ phổ biến 50 - 100 con/m2.
Dùng thuốc gì để đặc trị bênh sâu cuốn lá
Nông dân Trần Bé Sáu, ngụ ấp Tân Tập, xã Thiện Mỹ, huyên Châu Thanh, (Sóc Trăng) chia sẻ: Vụ lúa HT năm nay gia đình anh xuống giống OM 18, với 10 ha lúa, đến nay lúa đã được 35 ngày tuổi. Theo anh Sáu, thời gian lúa 27 ngày tuổi, có xuất hiện sâu cuốn lá, gia đình tôi đã phun 1 lần thuốc nhưng không thấy hiệu quả. Đến ngày 32 tôi tiếp tục phun lại lần 2. Tuy nhiên, đến ngày thứ 35 ra thăm ruộng vẫn thấy sâu cuốn lá xuất hiện.
Cuối cùng, qua giới thiệu, tôi dùng thử sản phẩm thuốc trừ sâu Fanmax 350SC. Một chai thuốc Fanmax tôi pha 4 bình nước (25 lít/bình), phun được 2 ngày thì tôi kiểm tra đồng ruộng thấy sâu cuốn lá chết rất nhiều, hiệu quả khoảng 80%. Đặc biệt hơn nhìn thấy sâu chết đen làm tôi tâm đắc về sản phẩm Fanmax 350SC nên phần diện tích còn lại của gia đình tôi sẽ tiếp tục sử dụng thuốc trừ sâu Fanmax 350SC”, anh Sáu vui mừng cho biết thêm.
Fanmax 350SC là sản phẩm của Cty TNHH Phú Nông, với 2 hoạt chất thuốc có tác động lưu dẫn, vị độc và tiếp xúc. Sản phẩm Fanmax 350SC tiêu diệt sâu cuốn lá khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc và khi sâu cắn lớp biểu bì lá lúa sẽ bị trúng thuốc.
Theo kỹ sư Tống Trung Trực, nhân viên phụ trách kỹ thuật Cty TNHH Phú Nông Chi nhánh Sóc Trăng, cho biết: Sản phẩm Fanmax 350SC, với hai hoạt chất Chlorfenapyr 250 gam/lít và Spirodiclofen 100 gam/lít, với 2 hoạt chất thuốc có tác động lưu dẫn, vị độc và tiếp xúc. Thuốc tác động lên hệ thần kinh, ngăn chặn quá trình lột xác của sâu, làm sâu chết trong vòng 3 - 5 ngày.
Phun thuốc Fanmax 350SC (100ml) với liều lượng khuyến cáo từ 8- 10ml/16 lít nước (tương đương khoảng 250ml/ha). Với lượng nước phun 400 - 500 lít/ha, sẽ đảm bảo được lượng nước thích hợp để quản lý được sâu cuốn lá. Khuyến cáo bà con nông dân tiến hành phun thuốc khi thấy sâu xuất hiện và phun lúc trời mát.
Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp các tỉnh ở ĐBSCL đã đề nghị Phòng NN-PTNT, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các địa phương tăng cường công tác điều tra, phát hiện, dự báo tình hình sâu bệnh, dịch hại trên lúa, rau màu và cây ăn trái để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nước tưới, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Theo dõi tình hình dịch hại trên lúa Hè Thu, rau màu và cây trồng khác để có biện pháp quản lý, chỉ đạo kịp thời.
Kiên Giang: Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá tăng mạnh
Chi cục Trồng trọt - BVTV Kiên Giang dự báo, dịch sâu cuốn lá có thể tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên trà lúa giai đoạn từ đẻ nhánh đến đòng trổ. Tổng diện tích sâu bệnh trên lúa HT và TĐ 2020 trên địa bàn tỉnh là gần 13.000 ha, tăng gầ 3.500 ha so với tuần trước. Trong đó, chủ yếu diện tích bị nhiễm là trên lúa HT, các đối tượng gây hại chủ yếu gồm sâu cuốn lá, đạo ổn lá, lem lép hạt, bù lạch, cháy bìa lá… Riêng diện tích nhiễm sâu cuốn lá là hơn 6.500 ha, tăng 5.632 ha so với tuần trước.
Có thể bạn quan tâm
Phong Nha 99 là giống lúa do Công ty Giống cây trồng Quảng Bình chọn tạo, thích hợp trên nhiều chân đất ở các tỉnh miền Trung.
Đổ ngã làm gia tăng tỉ lệ lem lép hạt trên lúa làm giảm năng suất lúa khiến nông dân ĐBSCL vô cùng lo lắng nhất là trong mùa mưa bão 2020.
Giống lúa TBR97 mới trồng ở huyện Krông Bông (Đắk Lắk) nhưng bước đầu cho thấy nhiều triển vọng.