Phú Yên đầu tư lớn cho nông nghiệp công nghệ cao
Theo ông Biện Minh Tâm - Trưởng Ban quản lý Khu NNCNC Phú Yên, đây là khu NNCNC được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2013, với diện tích giai đoạn 1 là 460ha tại xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa. Dự kiến mở rộng giai đoạn 2 khoảng 620ha.
Giai đoạn 2015 - 2016, Ban quản lý tập trung quy hoạch chung xây dựng khu NNCNC Phú Yên đến năm 2030; triển khai ngay một số dự án đã cấp phép đầu tư; hình thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển NNCNC; liên kết Trung tâm công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam, nghiên cứu phát triển nấm bao gồm chọn, nhân giống, giá thể và quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản; kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ, đồng thời nhân rộng ra các trại và hộ nông dân trong và ngoài tỉnh.
Hiện, việc phát triển cây dược liệu, nấm được coi là đột phá bước đầu trong hoạt động của Khu NNCNC, phù hợp với đề án phát triển sản phẩm quốc gia “Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu”. Một nhiệm vụ quan trọng khác cũng đang được đơn vị triển khai là đào tạo công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý về công nghệ cao trong nông nghiệp.
Đồng thời, hợp tác để chọn tạo và nhân các giống lúa mới chất lượng; liên kết với Viện Mía đường, Công ty Mía đường KCP (Phú Yên) để chọn tạo và nhân 1 - 2 giống mía chất lượng cao, phù hợp với điều kiện các tỉnh miền Trung; chọn tạo và nhân giống giống gia súc, gia cầm, sắn, cây dược liệu, cây rừng,…
Theo ông Lê Văn Trúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, tỉnh đang làm hết sức mình để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả, đặc biệt thu hút các nguồn vốn FDI, ODA và các nhà đầu tư lớn vào Khu NNCNC Phú Yên. Một mặt, tỉnh quan tâm đầy đủ chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ và một số chính sách ưu đãi của tỉnh; đồng thời, tiếp tục sửa đổi, ban hành cơ chế chính sách mới, phù hợp với xu thế phát triển chung và đặc thù của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Mấy ngày qua, tại các tỉnh Tây Nguyên đã có mưa nhưng chỉ xuất hiện cục bộ, nhiều nơi lượng mưa rất ít không thể đủ nước “giải khát” cho hàng chục ngàn ha cây trồng đang khô hạn.
Nhằm giúp hội viên, nông dân (ND) ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả, Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng các mô hình điểm về chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
Bỏ ra rất nhiều công sức lẫn tiền đầu tư để mong đến ngày được thu hoạch, nhưng giờ đây giá rớt thảm, thương lái không thu mua, nhiều nông dân trên địa bàn TP. Đà Lạt đã phải nhổ bỏ hàng chục hecta cà rốt nở hoa đổ ra đường hoặc cho bò ăn… để lấy đất tái sản xuất.